Trong khi đó hôm 20/1, thiên thạch 2017 BX quét ngang qua Trái Đất ở khoảng cách chỉ hơn 26.000 km. Cả 3 thiên thể đều được phát hiện chỉ vài ngày trước khi chúng tiến đến gần Trái Đất.
Theo Daily Mail, tất cả 3 thiên thạch đã được các trạm thiên văn của NASA phát hiện ngay trước khi chúng tiếp cận ở khoảng cách cực gần đối với Trái Đất vào hôm 30/1.
Trái Đất vừa thoát khỏi vụ tấn công của 3 thiên thạch vào hôm 30/1.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho thiên thạch tấn công Trái Đất là 2017 BH30 và nó đã ở khoảng cách 52.000 km với địa cầu. Nếu so sánh, ở thời điểm gần Trái Đất nhất, Mặt trăng cũng chưa bao giờ vượt quá khoảng cách 360.000 km.
Trước đó vào ngày 24/1, thiên thạch mang tên 2017 AG13 to bằng một ngôi nhà lao về Trái Đất với khoảng cách 177.000 km. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính thiên thạch AG13 có đường kính khoảng 15 đến 35 m.
Khoảng cách của thiên thạch 2017 AG13 với Trái Đất còn gần hơn khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Với kích thước như vậy, AG13 ít nhất cũng phải lớn bằng thiên thạch Chelyabinsk từng khiến 1.500 người bị thương, gây tổn thất hơn 30 triệu USD khi nổ tung trên bầu trời nước Nga vào năm 2013. Vụ nổ giải thoát năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, mạnh gấp 20-30 lần vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến 2.
Thiên thạch AG13 sẽ có sức công phá như thiên thạch Chelyabinsk từng rơi xuống Nga vào năm 2013.
Trong khi đó hôm 20/1, thiên thạch 2017 BX quét ngang qua Trái Đất ở khoảng cách chỉ hơn 26.000 km. Cả 3 thiên thể đều được phát hiện chỉ vài ngày trước khi chúng tiến đến gần Trái Đất.
Thiên thạch tiếp theo được các nhà thiên văn học dự tính sẽ bay sượt qua Trái đất vào khoảng tháng 10 tới là 2012 TC4 có kích cỡ từ 10 – 30 m.
Các thiên thạch và tiểu hành tinh là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm với Trái Đất.
Hiện nay, các nhà thiên văn học cho rằng các đài thiên văn đặt trên mặt đất chưa đủ sức phát hiện các thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất. Thời gian sắp tới, các nhà khoa học vũ trụ sẽ phải cải thiện độ nhạy của các kính thiên văn trên mặt đất và tăng cường giám sát các tiểu hành tinh bằng vệ tinh trên quỹ đạo.