Trong tương lai gần, một cuộc khủng hoảng “đã xảy ra âm thầm” sẽ bùng nổ

0
1957

Bloomberg: Bong bóng đang xì hơi, hãy sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng

Thế giới đang đánh giá thấp sự nguy hiểm và sẽ vô cùng khó khăn khi phải đương đầu với thảm họa khi nó xuất hiện.

Có một thực tế không thể phủ nhận là phương Tây đang theo đuổi các chính sách thắt chặt tiền tệ, gây áp lực lên giá trị tài sản và toàn cầu. Nguy hiểm hơn, nó làm suy yếu thị trường tín dụng. Các thị trường mới nổi chìm trong nợ phải đối mặt với cơn gió ngược từ chi phí các khoản vay gia tăng cùng tình trạng thiếu đồng USD.

Trong khi đó, các đánh giá thấp các cuộc xung đột thương mại và khả năng các lệnh trừng phạt có thể xảy ra. Họ cũng không đề cập đến những rủi ro phi tài chính đang gia tăng, từ khó khăn về pháp lý trong chính quyền của Tổng thống Trump đến Brexit gặp trở ngại, bất ổn chính trị ở Pháp, Đức, Italy và cả Ả rập Xê út. Sự không chắc chắn sẽ tác động đến nền kinh tế thực, chủ yếu thông qua việc giảm giá trị tài sản và sụt nguồn cung tín dụng.

Các nhà cần bắt đầu tập trung vào cách tốt nhất để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới. Các lựa chọn bị hạn chế nhiều hơn so với những gì người ta có thể nhận ra. Trong lịch sử, các ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất tới 4-5% để bù đắp cho ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc suy thoái kinh tế. Đó là lý do vì sao cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh cần tăng lãi suất trong lúc thị trường tốt để có sẵn nguồn dự trữ khi cần thiết.

Tuy nhiên, ngay cả sau những đợt tăng lãi suất gần đây ở Mỹ, FED vẫn không có đủ room để cắt giảm lãi suất mà không bị âm. Ở châu Âu và Nhật Bản, nơi tỷ lệ lãi suất đã thấp hơn 0, việc nới lỏng sẽ phải trả giá bằng những sự tiêu cực đáng kể, điều không thể chấp nhận được nếu xét về mặt chính trị. Ngay cả mức hiện tại cũng đang gây tranh cãi. Lãi suất tiêu cực là cách ngụy trang để giảm nợ và giảm người muốn gửi tiết kiệm và làm suy yếu hệ thống ngân hàng.

Chính sách tài khóa không có nhiều giải pháp thay thế. Ở hầu hết các nền kinh tế lớn, nó đã mở rộng dù ở những mức độ khách nhau. Thâm hụt của chính phủ Mỹ được sẽ tăng lên 1.000 tỷ USD do cắt giảm và chi tiêu công cao hơn. Hầu hết các nền kinh tế đang cố gắng giảm nợ ở mọi mặt, trong đó có cả lương hưu và chăm sóc sức khỏe.

Hiện tại, FED đang mua mạnh trái phiếu chính phủ do nhu cầu tài chính ngày càng lớn của chính phủ Mỹ. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh các hoạt động này.

Về lý thuyết, các ngân hàng trung ương có thể mở rộng đáng kể các loại tài sản mà họ mua vào, bao gồm nợ và ngân hàng hoặc các cổ phiếu bất động sản. ECB, BOJ hay Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đang tiến hành các hoạt động tương tự. Tuy nhiên, những tổn thất của ECB khi nắm giữ cổ phiếu của Steinhoff International Holdings NV, một bán lẻ đang gặp khó khăn, có thể cho thấy những rủi ro của chiến lược này.

Cuối cùng, các ngân hàng trung ương có thể phải dùng đến các biến thể của việc nới lỏng định lượng (QE) chẳng hạn như “helicopter money” (tiền trực thăng). Theo đó, các quốc gia sẽ chọn cách in thêm tiền và bơm chúng ra để kích thích nền kinh tế. Để làm cho nó trở nên , biện pháp này có thể được lựa chọn như một cách để hợp lý hóa hệ thống phúc lợi bằng việc giảm những xích mích và chi phí quản lý.

“Helicopter money” ít nhất sẽ làm giảm sự chỉ trích với các chương trình QE vì ủng hộ người giàu và làm trầm trọng thêm vấn đề bằng việc mang đến lợi ích cho một nhóm không lớn dân chúng. Can thiệp trực tiếp, chẳng hạn như cho vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp, tiếp quản ngân hàng và các bộ phận lớn của nền kinh tế nhằm tái khởi động các hoạt động, cũng có thể khả thi.

Đó là những biện pháp tuyệt vọng tuy nhiên nó chỉ ra vấn đề thực sự. Từ năm 2008, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã ổn định tình hình mà không giải quyết nợ cơ bản cao, hệ thống ngân hàng yếu kém và tài chính hóa quá mức. Tăng trưởng và lạm phát sẽ không được phục hồi tới khi họ xử lý chúng.

Trong bất cứ cuộc khủng hoảng mới nào, các nhà sẽ bị phơi bày ra những việc làm thiếu chính xác hoặc tiêu cực mà họ tiến hành trước đó. Việc các ngân hàng trung ương mua bất động sản và cổ phiếu, “helicopter money” và can thiệp trực tiếp hơn cũng sẽ thất bại trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh tế. Điều đó sẽ góp phần làm sụp đổ niềm tin vào các nhà chức trách trong bối cảnh các chính phủ buộc phải lựa chọn: in thêm tiền và ném chúng ra ngoài cửa sổ hoặc tiếp quản thị trường và làm tăng sự lo sợ của mọi người về tương lai.

Ở thời điểm hiện tại, đã có một cuộc – sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy – ở nhiều kèm theo những căng thẳng chính trị gia tăng. Việc mất niềm tin vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc sẽ tạo ra những áp lực này.

Nền kinh tế chính trị sau đó có thể trượt nhanh đến điểm quan trọng được xác định bởi John Maynard Keynes vào năm 1933, “nơi chúng ta phải mong đợi vào một tiến trình đột phá, đập tan các công cụ mắc nợ kèm theo sự mất uy tín của giới lãnh đạo tài chính và chính phủ với kết quả cuối cùng mà chúng ta không thể dự đoán được”. Các chính phủ muốn tránh viễn cảnh đen tối đó cần giải quyết các vấn đề cơ bản hiện nay trước khi quá muộn.

BÌNH LUẬN