Cấp trên không thù ghét gì khi phê bình bạn, tất cả đều có lý do!

0
1525

Bị sếp cũ mắng chửi suốt 20 năm, tôi vẫn cố kiên trì với công việc, đến ngày thăng quan tiến chức mới hiểu ra và thốt lên: “Cảm ơn vì đã ném tôi vào đời”

Trong , không ai có thể tránh được trường hợp bị cấp trên khiển trách, phê bình, thậm chí là mắng chửi thậm tệ ngay trước mặt mọi người. Đó không phải điều gì đáng tự hào hay vinh dự nhưng còn “được mắng” có nghĩa là chúng ta còn có giá trị với công ty, với tổ chức. Chính giá trị ấy giúp chúng ta tạo ra sự giàu có cho công ty, đem lại lợi nhuận cho ông chủ, mới có thể nâng cao đãi ngộ của chính bản thân.

Cho dù đặt mình vào hoàn cảnh nào trong xã hội, người khác chỉ sẵn sàng để ý tới bạn khi bạn có thể đem lại lợi ích cho họ. Cho dù đó là lời nhận xét thẳng thắn, gây tổn thương đến mức nào, mục đích của họ cũng khiến bạn của bản thân hơn nữa. Năng lực của bạn càng lớn, cơ hội bạn tạo ra càng nhiều, lợi ích công ty nhận được càng cao, bạn mới càng có tiếng nói và vị thế trong tập thể. Ngược lại, nếu tỏ thái độ chống đối, phản kháng hoặc bỏ ngoài tai những lời nhận xét và không muốn hợp tác, họ sẵn sàng gạt chúng ta ra khỏi “cuộc chơi” vì chẳng một công ty nào muốn “nuôi không” những thành phần vừa cố chấp vừa không có chí tiến thủ.

Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người thường xuyên phàn nàn về việc bị sếp nhận xét, chỉ trích liên tục. Những cấp dưới nóng tính thậm chí không ít lần gây mâu thuẫn trực tiếp với cấp trên mà không nhận ra, điều đó chỉ làm ảnh hưởng xấu tới chính đôi bên và cả con đường tương lai của bản thân mình.

Một anh chàng sinh viên vừa ra trường đã đi theo của một đàn anh thân thiết khóa trên. Họ thường xuyên làm việc phối hợp với nhau, tạo ra kết quả hợp tác ăn ý nên công ty cũng dần dần mở rộng quy mô, khai thác sang những lĩnh vực mới đầy triển vọng. Tương lai phát triển đầy hứa hẹn như thế nhưng anh chàng vẫn thường xuyên phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc. Tất cả là do vị đàn anh kia là một lãnh đạo nóng tính, đôi khi có phần cục cằn, hay nói chuyện độc mồm làm tổn thương người khác. Mỗi khi lỡ phạm sai lầm, dù lớn hay nhỏ, anh đều bị sếp gọi ra mắng mỏ một hồi, thậm chí có lần còn bị quát trước mặt tất cả mọi người rằng: “Cậu mà còn phạm lỗi ngớ ngẩn như vậy thì về quê mà chăn bò đi!”

Cảm thấy vô cùng nhục nhã, ngay trong đêm đó, anh chàng đã định viết đơn xin nghỉ việc thì bất ngờ đọc được một câu chuyện như sau: “Có một vị tướng quân chinh chiến nhiều năm trên sa trường. Bỗng một ngày, ông cảm thấy mệt mỏi vì chuyện chém giết, quyết định tới cửa chùa xin được xuất gia. Ông nói: ‘Thưa thiền sư, ta đã nhìn thấu hồng trần, hiểu rõ sinh tử, nay xin thiền sư từ bi thu nạp ta vào cổng chùa làm đệ tử!’

Thiền sư trả lời: ‘Ngài còn có gia đình, còn nhiều gánh nặng trần thế, chưa thể xuất gia, sau này lại nói!’

Vị tướng quân đáp: ‘Thiền sư, ta đã từ bỏ hết mọi sự, bao gồm cả vợ con gia đình, xin được quy y cửa Phật ngay bây giờ!’

Thiền sư vẫn nói: ‘Để sau lại nói’ rồi mời tướng quân ra về.

Sáng sớm hôm sau, gà còn chưa gáy, vị tướng quân lại tới chùa.

Thiền sư hỏi: ‘Sao ngài tới lễ Phật sớm như vậy?’

Tướng quân học cách nói theo thiện ngữ trong chùa: ‘Vì trừ hỏa trong lòng, dậy sớm lễ sư tôn’.

Thiền sư bất ngờ đáp lại bằng giọng bông đùa: ‘Dậy sớm lễ sư tôn, không sợ ở nhà vợ tằng tịu?’

Vị tướng quân đỏ mặt hét lớn: ‘Ông dám! Lão già kia, không được mở mồm xằng bậy!’

Lúc này, thiền sư mới mỉm cười: ‘Quạt nhẹ một cái, lửa đã ngập trời. Thí chủ còn chưa nhìn thấu hồng trần, từ bỏ vợ con được đâu. Mời về cho.’

Bấy giờ, vị tướng quân mới tỉnh ngộ bản thân vừa bị thiền sư thử thách, vừa tức người vừa tức mình không đủ bình tĩnh, cuối cùng phải tiu nghỉu xuống núi.”

Câu chuyện khiến anh chàng cấp dưới nhận ra rằng, trong mọi trường hợp, biết cách kiểm soát cảm xúc, co được giãn được, không để những lời chỉ trích hay phán xét của người khác khiến mình mất bình tĩnh mới có thể đạt được mục đích cuối cùng. Ngẫm lại những lần mắng mỏ của cấp trên, anh ta cũng tự xem xét lại sai lầm bản thân. Nhìn mọi việc từ vị trí của đối phương, anh hiểu rằng, đàn anh vẫn đang cho mình cơ hội để tự kiểm điểm, nhìn nhận bản thân, tìm cách khắc phục những khuyết điểm hiện hữu, cải thiện năng lực sau này.


Đối thoại hiệu quả mang tới sự cải thiện, tiến bộ về năng lực.

Trong quá trình làm việc, sai lầm luôn là việc khó có thể tránh khỏi nhưng điều cấm kỵ nhất với mỗi người là bỏ ngoài tai lời chỉ trích của sếp. Công ty có hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn nhưng lãnh đạo thì rất ít, sếp cũng chỉ có một mà thôi. Nếu không có tiềm năng phát triển, chẳng bao giờ sếp chịu vào việc nhận xét một người cả. Lời chỉ trích của đàn anh cũng có thể được coi là một sự khích lệ và trông chờ, hy vọng anh có thể làm tốt và biểu hiện xuất sắc hơn nữa trong công việc. Mỗi lần mắng chửi cũng là một lần thúc đẩy anh tiến bộ thêm.

Nhận được bài học quý giá đến từ sự tỉnh táo và biết lắng nghe, anh chàng từ bỏ ý định nghỉ việc, tiếp tục gắn bó với công ty và những lời nhận xét thẳng thừng của lãnh đạo mỗi ngày. Dần dần, 20 năm qua đi, anh chàng sinh viên ngày nào cũng dần trở thành một người đàn ông xuất sắc. Số hợp đồng “béo bở” anh chinh phục được ngày càng nhiều, những thành tựu và giá trị anh tạo ra ngày càng lớn, vị thế trong công ty cũng ngày càng cao nhưng những lời chỉ trích từ đàn anh thì chưa bao giờ thiếu. Tuy nhiên, ngày ngồi vào vị trí giám đốc công ty, anh càng thấu hiểu sự quý giá trong đó và thêm biết ơn đàn anh đã dẫn dắt mình mấy chục năm nay: “Cảm ơn vì đã ép tôi vào guồng cuộc chơi!”

BÌNH LUẬN