Ở nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, các công trình chống lũ luôn được chú trọng phát triển, vậy tại “kinh đô ánh sáng” của châu Âu thì sao?
Mới đây, hàng ngàn người dân thành phố Paris đã phải sơ tán trước mối nguy hiểm do nước sông Seine đang dâng lên một cách bất thường, bảo tàng Louvre nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đã phải đóng cửa để chuyển tác phẩm tới nơi an toàn.
Dự kiến, mực nước sông Seine sẽ đạt đỉnh vào khoảng 6,2m vào thứ 7 tới (bằng với đỉnh lũ vào tháng 6 năm 2016 và năm 1910 nước Pháp từng hứng chịu trận lũ lịch sử với đỉnh lũ trên sông Seine đạt tới 8,63m).
Khoảng 15 tỉnh của Pháp báo động lũ lụt ở mức ‘da cam” vì mực nước vẫn đang có dấu hiệu tăng lên, rất nhiều hoạt động, địa điểm điểm du lịch đã bị ngừng hoạt động như:
Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Orsay, giao thông đường thủy qua Paris bị cấm, Bến tàu thủy Bateaux Mouches đóng cửa để đảm bảo an toàn cho khách du lịch…
Các cơ quan chức năng vẫn đang đề cao cảnh giác và kêu gọi người dân chủ động cẩn trọng, theo dõi diễn biến để kịp thời sơ tán khi có thông báo.
Nước sông Seine đang dâng cao đáng sợ. Ảnh: South China Morning Post
Đã có nhiều năm kinh nghiệm, liệu hệ thống phòng lũ của Paris sẽ như thế nào?
Paris là thành phố nổi tiếng của nghệ thuật và thời trang, du lịch, nơi có nhiều bảo tàng với những tác phẩm vô giá như bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci do đó việc đối phó với những trận lũ lụt luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền.
Hệ thống cống ngầm lớn nhất thế giới nhưng đã quá cũ kỹ và lạc hậu
Bên dưới kinh đô ánh sáng hoa lệ, bạn sẽ khó có thể hình dung được cả một thế giới cống ngầm chằng chịt, thậm chí nó còn trở thành bảo tàng mà khách du lịch được phép vào đây tham quan, có lịch sử từ năm 1889.
Dưới đây là một số hình ảnh về hệ thống cống ngầm dưới lòng đất:
Hệ thống cống ngầm dưới thành phố. Ảnh: Wikipedia
Bảo tàng Paris Sewer Museum (Bảo tàng cống ngầm Paris). Ảnh: Osmdiy
Cống ngầm trở thành bảo tàng lịch sử của thành phố. Ảnh: Les Misérables
Du khách sẽ được giới thiệu về lịch sử cống ngầm và trận lũ lịch sử năm 1910. Ảnh: Worldpress
Hệ thống cống ngầm dài tới 2.400 km. Ảnh: Photography
Tuy vậy mùi ở dưới này cũng không hề dễ chịu chút nào. Ảnh: Out and About with Mary Kay
Hệ thống cồng ngầm lớn như vậy vẫn không thể khiến người dân hết lo lắng khi nước sống Seine dâng cao. Ảnh: Tony Page
Sẽ không ngoa nếu gọi đây là một thành phố ngầm. Ảnh: Atlas Obscura
Các con đường ngầm còn được đặt tên để tránh đi lạc. Ảnh: StumbleAbroad
Nhiệt độ của bảo tàng ngầm này là rất thấp. Ảnh: Europe Up Close
Tên gọi của bảo tàng này là Paris Sewer Museum (Bảo tàng cống ngầm Paris). Hệ thống cống ngầm của Paris được xây dựng từ nhiều thể kỷ trước và dài hàng ngàn km nhằm đảm bảo sự tuần hoàn nước cho thành phố chống nguy cơ ngập úng do nước sống Seine dâng lên.
Hệ thống cống ngầm này được xây dựng từ khá lâu, nếu tới đây tham quan, bạn sẽ được giới thiệu lịch sử của việc xây dựng hệ thống cống ngầm cũng như về trận lũ lịch sử năm 1910 do sự cố trục trặc thoát nước của cống ngầm.
Là một trong những hệ thống cống ngầm lớn nhất thế giới với chiều dài đường hầm tới 2.400km và thậm chí còn được đặt tên tương ứng với tên đường trên mặt đất để tránh bị lạc đường. Vào mùa hè nhiệt độ của “thành phố ngầm” là 20 độ C, mùa đông là 13 độ C.
Chính quyền Paris cẩn có biện pháp đối phó mạnh mẽ hơn
Tuy đã trải qua nhiều đợt lũ lụt lớn nhưng công tác phòng chống bão lũ của thành phố lại chưa được hiệu quả.
Cơn lũ năm 2016 đã gây thiệt hại kinh tế cho Paris 1 tỷ Euro và khiến 2 người thiệt mạng, 17.500 người phải sơ tán và rất nhiều công trình, mạng lưới giao thông bị gián đoạn.
Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở ở Paris mang tên Preventing the Flooding of the Seine 2018 cho rằng thành phố đã chưa điều tra nghiên cứu thấu đáo hệ thống phòng lũ như các đập nước hay công trình thiết kế dân dụng.
Trước đó, vào năm 1014 – OECD từng dự báo một cơn lũ có độ lớn tương đương cơn lũ năm 1910 sẽ tác động tới 5 triệu người dân thành phố và gây thiệt hại tới 30 tỷ Euro. Dưới đây là video 3D của Urban Planning Institute (IAU) cho thấy viễn cảnh nếu điều này xảy ra:
Báo cáo chỉ ra rằng có rất ít công trình được hoàn thiện, xây dựng từ những năm 1990, trái lại nhiều khu vực nhà ở hay buôn bán thương nghiệp càng mọc lên ở các khu vực có nguy cơ lụt dọc con sông Seine.
Theo OECD, lũ lụt sẽ tác động tới 5 triệu người ở Paris sống xung quanh khu vực dòng sông, Paris cũng là khu vực đóng góp tới 30% GDP của cả nước Pháp nhưng công tác phòng chống lũ dường như chưa tương xứng với vai trò của thành phố.
Giám đốc Rolf Alter của Public Governance and Territorial Development Directorate thuộc OECD cho hay:
‘Sự bảo vệ chưa cùng cấp độ với tiêu chuẩn khi so sánh với các nước OECD, đặc biệt là ở châu Âu. Sự tác động lũ lụt sẽ đáng sợ hơn 1 thập kỷ trước với hậu quả kinh tế và xã hội”.
Pháp sẽ đăng cái Thế vận hội năm 2024. Ảnh Euro
Hiện nay, dự án Grand Paris nhằm tái thiết quy hoạch cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của nước đăng cái Thế Vận hội năm 2024 sắp tới đang được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ như một tham vọng dài hạn của Paris.
Những công trình tiêu biểu cho nỗ lực của thành phố nhằm đối phó với nguy cơ lũ lụt là Bảo tàng Quai Branly xây dựng năm 2006 với thiết kế chống lũ kể cả độ lớn tương đương trận lũ lịch sử năm 1910.
Bảo tàng được thiết kế nền chống nước, tường chắn nước dày 20 đến 30 cm cùng 1 bức tường có khả năng chịu áp lực nước ở độ cao 7 m. Nhưng đây chỉ là một trong số ít công trình có khả năng chống lũ hiệu quả.
Nếu lũ lụt xảy ra, hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng ở thành phố sẽ khó lòng chống đỡ được và biện pháp tối ưu của thành phố là sơ tán người dân khỏi khu vực bị lũ tác động.
Theo gotit.cool