Thuốc lá gây thiệt hại 1000 tỷ USD và giết chết 6 triệu người mỗi năm trên thế giới

0
751

phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm chi cho việc chăm sóc sức khỏe và mất của người hút thuốc.
Thuốc lá đang giết chết 6 triệu người và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm, theo một báo cáo cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới ().

Hơn 70 chuyên gia y tế tham gia biên soạn tài liệu này cho biết: Bất chấp doanh số bán hàng sụt giảm, các công ty thuốc lá vẫn khiến tỷ lệ người hút thuốc tăng lên. Nếu xu hướng này tiếp tục, tới năm 2030 sẽ có khoảng 8 triệu người chết mỗi năm do thuốc lá.

Tăng và giá thuốc lá là một giải pháp hiệu quả được đề nghị. Nó sẽ giúp các chính phủ tiết kiệm được hàng tỷ USD và cứu sống hàng triệu sinh mạng.

 : Thuốc lá giết chết 6 triệu người mỗi năm và gây thiệt hại 1.000 tỷ USD

“Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá và thị trường của sản phẩm này đang giết chết hàng trăm triệu người, đặt áp lực chi phí chăm sóc sức khỏe lên vai mỗi gia đình, cộng đồng và quốc gia. Nó đang cướp đi số tiền, mà đáng ra được đầu tư vào và lương thực”, Tiến sĩ Chestnov, trợ lý tổng giám đốc WHO cho biết.

Thuốc lá phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm chi cho việc chăm sóc sức khỏe và mất năng suất lao động của người hút thuốc. Dự đoán con số sẽ còn tiếp tục tăng.

đến từ việc nó làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt bệnh không truyền nhiễm bao gồm: bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi mạn tính và ung thư. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 16 triệu người tử vong sớm vì các căn bệnh này, trong đó 6 triệu đến từ thuốc lá, tiến sĩ Douglas Bettcher giám đốc mảng phòng chống bệnh không truyền nhiễm tại WHO cho biết.

Giải quyết vấn đề, các chuyên gia của WHO đề nghị một biện pháp khả thi lúc này là tăng thuế lên mặt hàng thuốc lá. Nếu các chính phủ đồng loạt áp dụng tiêu thụ đặc biệt thêm 80 cent (khoảng 18.000 VNĐ) cho mỗi gói thuốc, nguồn thu từ này có thể tăng 47%, tương đương 140 tỷ USD.

Thuế suất đi đôi với giá cả, đó sẽ là cách để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, từ đó giảm cả nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch trong dân số. Theo các tác giả báo cáo với WHO, mức thuế đề nghị có thể làm tăng giá bán lẻ thuốc lá thêm 42%. Con số cũng tương đương với giảm 9% tỷ lệ hút thuốc và 66 triệu người sẽ không động tới thuốc lá nữa.

Ngoài ra, số tiền ngân sách thu được từ việc tăng thuế có thể được đầu tư trở lại các chống thuốc lá, hỗ trợ cai nghiện, truyền thông và giáo dục đại chúng…

 Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm, bao gồm cả ung thư

Về phía các chính phủ, mối lo ngại của họ là việc kiểm soát chặt thuốc lá có thể gây tác động bất lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, theo lời tiến sĩ Douglas Bettcher, bản báo cáo 688 trang khẳng định này không thể xảy ra.

“Chứng cứ đã rõ ràng, đây đã là lúc để hành động”, các tác giả viết. Chống lại thuốc lá là một phần quan trọng, trong nỗ lực giảm tử vong do các bệnh không truyền nhiễm. “Nhiều biện pháp vẫn đang trên tiến trình để kiểm soát ‘đại dịch’ thuốc lá trên toàn cầu. Nhưng các nỗ lực mới là cần thiết để đảm bảo và tăng tốc các tiến trình này”.

BÌNH LUẬN