21 bí mật này sẽ giúp bạn biết tại sao thận lại có giá cao và nhiều người muốn bán đến vậy

0
5570

Chẳng ai sống được nếu thiếu thận. Thận phải làm việc suốt ngày đêm, 24/7 để lọc sạch độc tố trong cơ thể. Làm sao thận lại có khả năng phi thường như thế? 21 lí giải sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 hạt đậu này.

1. Máu chảy qua thận nhiều hơn máu chảy qua tim, gan và não.

2. Thận dài khoảng 11,43cm. Thận không lớn hơn 1 con chuột máy tính hay 1 chiếc điện thoại.

3. Mỗi nặng từ 113 – 170g. Hai cộng lại chỉ nặng bằng 0,5% trọng lượng của toàn bộ cơ thể.

4. Chỉ cần nửa quả thận cũng đủ thực hiện toàn bộ chức năng của 2 quả thận.

 Chỉ nửa quả thận cũng đủ đảm đương trách nhiệm của 2 quả thận.

5. Mỗi quả thận chứa ít nhất 1 – 2 triệu nephron. Nephron là những đơn vị thận, có trách nhiệm lọc máu và loại bỏ cặn bã.

6. Trong 1 giờ, thận tiếp nhận khoảng 56,8 lít máu, nhiều hơn bất kì bộ phận nào trong cơ thể. Khoảng 25% lượng máu được tim bơm đều chảy qua thận. Toàn bộ máu trong cơ thể được lọc khoảng 400 lần mỗi ngày thông qua thận.

7. Khi con người bước vào tuổi 40, số lượng nephron trong mỗi quả thận sẽ giảm đi, với tỉ lệ giảm 1% mỗi năm. Dù vậy, thận vẫn hoạt động bình thường vì các nephron còn lại có xu hướng phình to ra.

8. Nếu lấy tất cả nephron trong 2 quả thận ra và xếp thành hàng ngang, thì chúng sẽ kéo dài đến 16 cây số.

9. Nếu 1 quả thận bị lấy mất và khả năng hoạt động của quả thận còn lại chỉ là 75%, thì nó vẫn có thể duy trì sự sống. Đó là nhờ các nephron có khả năng phình to ra để gánh hết phần việc cần thiết. Đây gọi là hiện tượng phì đại.

10. Khi cơ thể mất nước, thận sẽ không đào thải đủ nước tiểu cho đến khi tình trạng thiếu nước được khắc phục và lượng máu tăng lên.

Đừng để cơ thể mất nước, sẽ rất hại thận.

11. Nếu huyết áp giảm, thận sẽ bắt đầu gửi tín hiệu đến toàn bộ cơ thể. Các mạch máu sẽ thu nhỏ lại để tăng huyết áp, đảm bảo máu chu chuyển đến mọi bộ phận của cơ thể.

12. Nếu oxi trong máu giảm, thận sẽ tạo ra một hóc-môn giúp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu. Hồng cầu có trách nhiệm vận chuyển oxi. Khi số lượng hồng cầu tăng lên, lượng oxi trong máu cũng tăng.

13. Thận lọc và trả lại vào đường máu khoảng 189 lít dịch mỗi ngày. Khoảng 1,89 lít bị thất thoát ra ngoài qua đường tiểu, còn lại sẽ tiếp tục chu chuyển trong cơ thể.

14. Thận kết nối với bàng quang thông qua 2 ống gọi là niệu quản. Lượng nước tiểu chúng ta tiết ra sẽ được trữ trong bàng quang từ 1-8 giờ. Chúng ta sẽ không buồn tiểu cho đến khi bàng quang đầy một nửa. Lúc này, tín hiệu sẽ được gửi tới não, thông báo đã đến lúc phải đi tiểu. Trung bình con người thải ra 1,5 lít nước tiểu mỗi ngày.

15. Thận có khả năng kích hoạt vitamin D trong cơ thể. Vitamin này thường được sản xuất bởi những tế bào da đặc biệt khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu tế bào da gặp vấn đề và không sản xuất ra vitamin D được nữa, trách nhiệm sẽ được chuyển cho gan. Nếu gan làm không xong, thì thận sẽ lãnh nhiệm vụ tạo ra vitamin D.

 Thận sẽ tạo ra vitamin D nếu da và gan không làm được.

16. Một số trẻ sinh ra chỉ có 1 quả thận. Quả thận này sẽ phát triển cho đến lúc trọng lượng của nó bằng với trọng lượng của 2 quả thận bình thường.

17. Các loại thuốc kháng axit và sữa có thể gây sỏi thận nếu tiêu thụ nhiều.

18. Thận hỏng có thể dẫn tới thiếu máu. cho thấy những bệnh nhân thiếu máu thường mắc một chứng bệnh thận nào đó.

19. Nếu mắc bệnh thận, bạn có thể không bao giờ hồi phục được. Các liệu pháp chữa trị chỉ có thể làm chậm những triệu chứng của bệnh.

20. Bệnh huyết áp cao và tiểu đường đều có thể khiến thận hỏng.

21. Khi thận mất hết khả năng hoạt động, người ta gọi tình trạng này là bệnh thận giai đoạn cuối. Biện pháp kéo dài sự sống là ghép thận hoặc lọc máu.

Làm thế nào để thanh lọc thận mỗi ngày?

 Bạn sẽ sống khỏe mỗi ngày nếu bảo vệ tốt 2 quả thận.

– Uống nhiều nước: Điều quan trọng nhất để thận được thanh lọc thường xuyên đó là uống nhiều nước. Trà và nước ép được cho là có tác dụng thanh lọc thận, điều này đúng. Tuy nhiên, về mặt y học, nước uống là chất giải độc tự nhiên và tốt nhất. Trà và nước ép sở hữu các thành phần hữu dụng như vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, chúng cũng chứa liều lượng lớn caffeine và đường có thể gây hại cho thận.

– Ăn nhiều trái cây, rau củ giàu kali: Trái cây họ cam quýt như chanh ngọt, cam cùng với dưa vàng, chuối, kiwi, mơ, quả mọng và mận khô là các nguồn giàu kali. Tuy nhiên, mỗi người phải cân bằng việc nạp các thực phẩm giàu kali. Nạp quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali huyết (hyperkalemia) rất nguy hiểm đến sức khỏe và còn gây đau tim. Người có chức năng thận suy giảm không nên nạp nhiều kali. Một người khỏe mạnh có thể nạp tối đa 4,7g kali mỗi ngày.

– Hạn chế protein: Loại thực phẩm duy nhất đã được chứng minh gây hại cho thận là các thực phẩm có hàm lượng protein cao. Chúng có hại vì quá trình tiêu hóa chúng sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất thải gọi là creatinine. Nếu creatinine tăng cao, đó là biểu hiện chức năng thận có vấn đề. Để giữ creatinine ở mức thấp, bạn hãy hạn chế protein.

Nguồn: BuzzFeed

BÌNH LUẬN