Ai quan tâm đến sức khoẻ tim, gan, phổi, thận cần phải biết điều này
Ngoài việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp chữa bệnh tối ưu thì các nhà khoa học cũng không ngừng tìm hiểu và khám phá chức năng của các bộ phân trong cơ thể con người.
Đây luôn là những ẩn số thú vị, kích thích sự tò mò của không ít người. Ví dụ, bạn có biết rằng axit dạ dày đủ mạnh để hòa tan một số kim loại?
Mỗi cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể đều có những khả năng ít ai biết. Những phát hiện dưới đây sẽ khiến không ít người ngạc nhiên:
1. Tim
Tim tuy kích thước chỉ bằng nắm tay người trưởng thành, nhưng có khả năng thật đáng “ngưỡng mộ”:
– Tạo ra đủ áp lực để đẩy máu tới độ cao hơn 9m – gần bằng độ cao của một tòa nhà 3 tầng
– Tim của phụ nữ trung bình đập nhanh hơn đàn ông
– Mỗi ngày tim bơm khoảng hơn 7000 lít máu, tức là khoảng 2,7 triệu lít mỗi năm.
2. Gan
Gan được xem là cơ quan đa di năng nhất thực hiện hàng trăm nhiệm vụ quan trọng:
– Dù bị tổn thương rất nặng, nhưng gan có khả năng phục hồi kì diệu chỉ với 25% mô gốc ban đầu
– Người Ai Cập cổ đại còn tin rằng gan lưu giữ tất cả cảm xúc của con người
3. Phổi
– Phổi rất nhẹ, nhẹ đến nỗi có thể nổi trên mặt nước
– Mỗi ngày có khoảng 10,000 lít không khí đi qua phổi của chúng ta. Nếu phổi được mở rộng và bằng phẳng, nó sẽ to như sân tennis
– Phổi có thể phát hiện vị đăng
– Phổi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nói hoặc thậm chí chỉ tạo ra âm thanh
4. Thận
Chức năng chính của thận là lọc và thải chất độc ra khỏi máu:
– Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi quả thận có ít nhất 1 triệu, thậm chí 2 triệu bộ lọc siêu nhỏ đặc biệt bên trong, được gọi là nephron
– Đôi khi không cần phải đến những 2 quả thận, 1 quả cũng có thể gánh hết việc của cả hai quả
– Một em bé sinh ra chỉ với 1 quả thận thì trọng lượng quả thận đó sẽ phát triển và nặng tương đương với 2 quả
5. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận nằm phía trên của hai quả thận, tiết ra những hormone cân bằng cơ thể, ví như những hormone chống lại stress, điều tiết huyết áp. Tuyến thượng thận tiết ra adrenalin và cortisol, hai hormone đóng vai trò quan trọng trong làm giảm stress của con người.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể tạo ra quá nhiều hormone không cần thiết. Ví dụ nếu sản xuất quá nhiều steroid androgen, nó có thể dẫn đến các đặc tính nam cao như hói đầu, mọc râu…
6. Bàng quang
Sau khi thận bài tiết nước tiểu sẽ được lưu trữ trong bàng quang.
– Bàng quang giống như 1 chiếc túi rỗng và có thể kéo dài thêm
– Thể tích bàng quang có thể lên tới gần 600ml
– Bàng quang trưởng thành trông giống như một quả lê cả về kích thước và hình dạng
7. Ruột non
Ruột non được xem là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể.
– Ruột non có chiều dài khoảng hơn 6m, nếu bề mặt ruột xẹp xuống thì có thể rộng bằng 2 sân tennis
– Ruột non chứa khoảng 1kg vi khuẩn bên trong
– Người Nhật thậm chí sử dụng những vi khuẩn trong ruột để xử lý rong biển nhanh hơn
8. Dạ dày
– Dạ dày có dung lượng tích trữ khá lớn và có thể thay đổi thể tích từ 1 lít lên 4 lít tùy thuộc vào mức độ no-đói
– Axit dạ dày mạnh đến mức có thể hòa tan không chỉ bữa tối của bạn mà cả một số kim loại
– Để tự bảo vệ khỏi bị ăn mòn, dạ dày có vài lớp, mỗi lớp đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cứ sau 2 tuần, lớp bảo vệ này lại được tái tạo hoàn toàn
– Khi đói, nồng độ axit dịch dạ dày cao đến mức có thể hòa tan nhựa tổng hợp
9. Bộ não
Bộ não có lẽ là cơ quan chức năng duy nhất mà các nhà khoa học còn chưa khám phá hết những bí ẩn bên trong nó:
– Não chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh
– Não có thể truyền tín hiệu đau, nhưng bản thân não không thể cảm thấy đau
– Bộ não có bộ nhớ khoảng 100 terabyte như một chiếc siêu máy tính
10. Tuyến tụy
Tuyến tụy là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể người. Tuy thức ăn không bao giờ đi đến cơ quan này, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme để tiêu hóa.
Nó có các thụ thể vị giác có thể phát hiện ra đường, nhưng không gửi tín hiệu đến não như lưỡi phát hiện này để cân bằng các hormone.