Nhiều người nghĩ rằng, biểu tượng Ferrari tượng trưng cho mã lực, nhưng sự thật không phải là như thế. Trong tiểu sử của mình, Enzo Ferrari chia sẻ rằng hình dạng chú ngựa được vẽ ban đầu trên máy bay của phi công người Ý Francesco Baraca.
Chúng ta nhìn thấy những logo này xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống của mình. Nhưng chắc hẳn, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau những biểu tượng làm nên hàng loạt các thương hiệu sống cùng thời gian này. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về chúng chưa? Nếu có, hãy cùng bóc tách câu chuyện về 12 logo “huyền thoại” của thế giới này qua bài viết dưới đây nhé.
Apple
Apple
Truyền thuyết kể rằng logo của Apple bắt nguồn từ câu chuyện của Alan Turing, người đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách cắn vào một trái táo độc. Nhưng thực tế lại đơn giản hơn nhiều, nhà thiết kế Rob Janoff cho biết, ông đã làm quả táo bị cắn dở để thể hiện kích thước của nó chuẩn xác hơn, tránh nhầm lẫn với các loại trái cây có hình dạng tròn khác.
Ferrari
Ferrari
Nhiều người nghĩ rằng, biểu tượng Ferrari tượng trưng cho mã lực, nhưng sự thật không phải là như thế. Trong tiểu sử của mình, Enzo Ferrari chia sẻ rằng hình dạng chú ngựa được vẽ ban đầu trên máy bay của phi công người Ý Francesco Baraca. Sau chiến thắng trong một cuộc đua, biểu tượng này được mẹ của Francesco trao lại cho Enzo. Từ đó, logo này trở thành biểu tượng cho dòng xe ô tô nổi tiếng.
Wikipedia
Wikipedia
Không có gì quá ngạc nhiên khi biểu tượng của bách khoa toàn thư trên toàn thế giới là Trái đất. Mỗi mảnh ghép nằm trên đó là một biểu tượng của đa ngôn ngữ. Có nghĩa là, mỗi mảnh ghép này sẽ được gắn nhãn với các chữ cái khác nhau của từng ngôn ngữ khác nhau. Cuối cùng, họ tạo ra từ “Wikipedia” và những lỗ hổng còn thiếu tượng trưng cho việc bách khoa toàn thư chưa hoàn thiện và vẫn liên tục được cập nhật.
Android
Android
Nhà thiết kế đồ họa Irina Blok cùng những cộng sự của mình được giao nhiệm vụ thiết kế logo mang biểu tượng hình robot và dễ dàng nhận diện. Nghe thật hài hước, nhưng cảm hứng để tạo ra logo của Android lại đến từ hình ảnh thường được nhìn thấy trên cửa của các phòng tắm công cộng.
McDonald’s
McDonald’s
Năm 1962, Louis Cheskin, người phân tích thương hiệu của McDonald’s đã đề nghị thay logo Speedee bằng Cook với vòm vàng làm bằng chữ “M”. Với logo này, ông ta muốn nhấn mạnh đến hình dạng giống bộ ngực của người phụ nữ, vốn tiềm ẩn cảm giác thèm ăn và nhắc nhở mọi người nhớ về tuổi thơ hạnh phúc của họ. Tuy nhiên, Cheskin không phải là người tự tạo biểu tượng hình vòm này mà nó đã có mặt trong các nhà hàng từ những năm 1950.
Lacoste
Lacoste
Năm 1923, khi đang đi bộ dọc đường phố cùng đội trưởng đội Alan Moore, René Lacoste nhìn thấy một chiếc vali da cá sấu qua cửa sổ của một cửa hàng. Lacoste và Moore đã đánh cược rằng nếu Lacoste giành được chiến thắng trong trận đấu tiếp theo, thì Moore phải mua cho anh ta chiếc vali đó. Cuối cùng, Lacoste thua, nhưng một nhà báo đã nghe được câu chuyện này. Nhà báo này đã viết một bài nói về một tay vợt dù không chiến thắng nhưng đã “chiến đấu như một con cá sấu”. Sau này, biệt danh này gắn liền với Lacoste và ông đã dùng biểu tượng loài bò sát này để làm logo nhận diện cho thương hiệu của mình.
BMW
BMW
Nhiều người cho rằng, logo BMW tượng trưng cho cánh quạt của máy bay. Khá nhiều nhân viên của công ty này cũng đồng tình với ý kiến đó. Tuy nhiên, biểu tượng này đơn giản hơn chúng ta vẫn nghĩ, chỉ là màu xanh và trắng được chọn để đại diện cho màu sắc của Bavaria mà thôi.
Uber
Uber
Gần đây, Uber đã thay đổi logo từ chữ “U” sang một biểu tượng mang ý nghĩa từ xa như các thông tin hoặc nguyên tử. Công ty này tuyên bố rằng, logo mới nhằm nhấn mạnh cho chiếc xe của họ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào, giống như các “bit” hoặc nguyên tử.
Hình ảnh này khá đơn giản để nhận thấy, nếu bạn chú ý kĩ kí hiệu đầu tiên sẽ nhìn thấy nó giống với một cái ghim mà chúng ta thường sử dụng cho giấy tờ hoặc ảnh chụp. Điều đó không sai, Pinterest theo nghĩa đen là “ghim” hình ảnh với các bức tường trên thiết bị điện tử.
Nike
Một trong những biểu tượng nổi tiếng và dễ nhận biết nhất trên thế giới lại được trả với chi phí rẻ nhất. Chỉ mất 35 đô la (khoảng 770 ngàn đồng) để Phil Knight, chủ sở hữu của công ty, có được logo này từ một học sinh tên là Carolyn Davidson vào năm 1971. Ban đầu, Phil Knight còn tỏ ra không hài lòng với kết quả đầu tiên. Nhưng ông đã sai khi biểu tượng swoosh đã trở nên thành công ngoài mong đợi. Đó là lí do, logo Nike luôn gắn liền với một chiếc cánh và đó chính là cánh của nữ thần chiến thắng.
Starbucks
Rất ít người biết về nó, thực ra, biểu tượng của Starbucks chính là hình ảnh một nàng tiên cá giữ 2 vây đuôi. Logo này được lấy cảm hứng từ huyền thoại nàng tiên cá Melusine, một nàng tiên cá với 2 đuôi đã kết hôn với một người đàn ông. Năm 1971, toàn bộ hình ảnh nàng tiên cá có thể dễ dàng được nhìn thấy trên cốc cà phê, nhưng sau đó bị kiểm duyệt và được chỉnh sửa lại thành logo hiện tại.
Pepsi
Logo Pepsi trông khá đơn giản nhưng lại tốn kém hơn bạn tưởng tượng. Pepsi đã phải trả 1 triệu đô la (khoảng 22 tỉ) để các nhà thiết kế phát triển một biểu tượng theo tỉ lệ vàng được cho là hài hòa và dễ chịu nhất đối với mắt người nhìn.
Một ý nghĩa hài hước khác của logo Pepsi.
Ngoài ra, còn một phiên bản khác trả lời cho câu hỏi vì sao logo này ra đời. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện vui, người ta nghĩ rằng, người uống Pepsi nếu không giữ được mức độ tiêu thụ vừa đủ thì cũng sẽ trở nên tương tự như hình ảnh này vậy.
The Metro Goldwyn Mayer Lion
The Metro Goldwyn Mayer Lion
Hình ảnh phía bên trái mà bạn nhìn thấy chắc chắn không phải là cách mà Metro Goldwyn Mayer đã làm nên logo sư tử nổi tiếng của họ. Khi xem linh vật của MGM Studios từ năm 1917, rất ít người biết rằng đã có 7 con sư tử khác nhau được sử dụng cho mục đích này. Chúng đã được huấn luyện chuyên nghiệp để tạo nên âm thanh huyền thoại. Với những bức tranh được chia sẻ trên mạng, nó chỉ là giả tạo. Hình ảnh sư tử này đang chuẩn bị MRI quét. Thế nên, đừng tin nếu bạn nhìn thấy nó ở bất cứ đâu.
Bây giờ thì bạn đã biết ý nghĩa của những logo thuộc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới rồi đấy. Chắc hẳn, sẽ có một vài biểu tượng khiến bạn cảm thấy thất vọng vì nó không thực sự hoành tráng như bạn từng nghĩ phải không nào?
(Ảnh: Brighside)