Hàng triệu người dân Mỹ yêu cầu đánh thuế nặng đối với 2 loại nước giải khác là Pepsi và Coca-Cola

0
759

Các nhà cũng đã chỉ ra rằng sáng kiến này sẽ khiến mức tiêu thu các loại đồ uống có ga giảm 20%. Điều này đồng nghĩa với mức độ ảnh hưởng xấu của nước ngọt đóng chai đối với sức khỏe người dân cũng sẽ giảm đáng kể.

Vào tháng 11 tới, người dân của bốn của Mỹ bao gồm Boulder và 3 khác thuộc các bang California, San Francisco và Oakland sẽ thực hiện cuộc bỏ phiếu có nên đánh đặc biệt vào các loại đồ uống có nhiều đường hay không.Hàng triệu người dân Mỹ yêu cầu đánh nặng đối với Pepsi và Coca-ColaHàng triệu người dân Mỹ yêu cầu đánh thuế nặng đối với Pepsi và Coca-Cola

Cụ thể, bang California sẽ đánh 1 cent/ 28g nước ngọt, trong khi ở thành phố Boulder là 2 cent/ 28g.

Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Harvard T.H. Chan School cho thấy việc đánh thuế nặng vào các loại đồ uống chứa nhiều đường sẽ tiết kiệm hàng triệu đô la Mỹ cho các chi phí chăm sóc sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sáng kiến này sẽ khiến mức tiêu thu các loại đồ uống có ga giảm 20%. Điều này đồng nghĩa với mức độ ảnh hưởng xấu của nước ngọt đóng chai đối với sức khỏe người dân cũng sẽ giảm đáng kể.

Cũng theo số liệu của cuộc nghiên cứu cho thấy nếu chính sách đánh thuế đặc biệt này chính thức có hiệu lực, tỉ lệ béo phì ở 3 thành phố lớn của bang California sẽ giảm 4% tính đến năm 2018 và số lượng người thừa cân cũng sẽ giảm 6000 người đến năm 2025. Đồng thời, chính sách này cũng sẽ giúp cắt giảm 54,9 triệu USD chi phí chữa trị các bệnh liên quan đến thừa cân béo phì ở khu vực vịnh San Francisco.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tính hiệu quả của bộ luật này đối với thành phố Boulder khi tỉ lệ béo phì sẽ giảm 10% kéo theo đó chi phí chăm sóc sức khỏe cũng sẽ giảm 6,4 triệu USD trong vòng 10 năm tới.

Một số thành phố khác của Mỹ cũng đã thành công khi ban hành bộ luật này. Điển hình như thành phố Berkeley, lượng tiêu thụ ở một số khu vực có mức thu nhấp của thành phố đã giảm tới 22% sau khi chính quyền tuyên bố áp dụng mức thuế 1 cent/ 28g nước ngọt vào tháng 5/2015.

Chính sách thuế này cũng đã được nhiều quốc gia lớn khác trên thế giới áp dụng như Anh, Pháp, Hungary, Mexico trong nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng thừa cân béo phì đang ngày một trở nên nghiêm trọng.

Về phía các hãng sản xuất nước ngọt đặc biệt là hai ông lớn PepsiCo và Coca-Cola, điều hiển nhiên có thể dễ nhận thấy rằng những quy định này đang là “tảng đá” lớn đối với những công ty này bên cạnh việc người dân đang ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe hơn. Hiệp hội Đồ uống Mỹ đã đổ hàng triệu đô la Mỹ để chống lại luật đánh thuế và gán nhãn đồ uống có đường.

Kể từ năm 1998, lượng đường tiêu thụ đường trên đầu người đối với các loại nước ngọt có ga đã giảm 25%,. Vì thế các hãng sản xuất nước ngọt lớn đang cố gằng bù lỗ và nâng cao bằng cách thuyết phục khách hàng rằng lượng đường trong các sản phẩm của họ vẫn ở mức an toàn cho sức khỏe hoặc hơn vào các loại đồ uống không chứa đường.

Tuần trước, PepsiCo đã tuyên bố đến 2025, hãng này sẽ giảm lượng đường xuống dưới 100 calo trong 2/3 sản phẩm. Hiện tại, các loại đồ uống chứa đường của PepsiCo chiếm 40%. Một cách khác để “kéo” người tiêu dùng lại với sản phẩm của mình mà các hãng nước ngọt đang áp dụng đó chính là giảm kích cỡ lon. Vừa qua Coca-Cola đã tung ra loại lon mới với kích cỡ nhỏ hơn ở một số thị trường như Mexico, Ấn Độ, . Theo như lời từ phía công ty, loại lon mới này chứa ít lượng calo hơn so với lon truyền thống từ đó khách hàng hơn. Điều này vừa giúp doanh số bán hàng tăng trong khi chi phí sản xuất lại giảm xuống.

Thế nhưng giảm kích cỡ lon thôi vẫn chưa đủ, các hãng nước ngọt còn tập trung đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm chứa ít đường nhằm giảm mức độ ảnh hưởng của bộ luật mới.

Hồi tháng 4 năm nay, CEO của PepsiCo bà Indra Nooyi tuyên bố sẽ cắt giảm lượng bán hàng các sản phẩm nước ngọt có ga xuống còn dưới 25% trên toàn thế giới và đẩy mạnh các sản phẩm “chiết xuất từ từ thiên nhiên” của hãng bao gồm nước đóng chai và các loại đồ uống không đường khác. Bà Nooyi cho biết việc làm này giúp PepsiCo “Tái cơ cấu các sản phẩm nhằm tập trung hơn tới những khách hàng quan tâm đến vấn đề sức khỏe”.

Coca-Cola cũng có những động thái tương tự. Ông James Quincey, giám đốc điều hành Coca-Cola chia sẻ: “Kể từ năm 2000, chúng tôi đã tăng số lượng bán hàng của các sản phẩm đồ uống không có ga từ 10% lên 30%”.

Cũng giống như PepsiCo, Coca-cola đang tập trung phát triển các loại đồ uống như nước ép, trà, nước đóng chai… Ngay cả đối với các loại nước ngọt có ga thì các hãng này cũng đang tìm cách cắt giảm hàm lượng đường và calo trong các sản phẩm này bằng việc giảm kích thước của lon. Cách này khá hữu hiệu khi mẫu mã lon mới khá thu hút sự chú ý của giới trẻ đồng thời chứa ít lượng nước ngọt hơn từ đó giúp giảm chi phí đóng chai.

Tuy nhiên, trong thực tế, hàm lượng đường vẫn giữ nguyên chỉ có kích cỡ của các lon nước ngọt là giảm. Vì vậy, mục tiêu cắt giảm lượng đường của cả PepsiCo và Coca-Cola dường như vẫn còn xa vời và chỉ dừng lại ở lời tuyên bố.

Đức Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN