Đọc xong bài này bạn sẽ thấy cấu tạo cơ thể người thần kỳ thế nào

0
3746

Nhưng đến năm ta 25 tuổi trở đi thì tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 1/8 chiều dài cơ thể. Điều này là do đầu con người phát triển ở tốc độ chậm hơn nhiều so với phần còn lại của cơ thể.

1. Tế bào lớn nhất và nhỏ nhất trong

Bạn có biết, tế bào lớn nhất trong cơ thể con người chính là tế bào trứng ở nữ giới với đường kính khoảng 0,2 mm. Một tế bào trứng của người phụ nữ thực sự cũng là tế bào duy nhất trong cơ thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường đấy nhé! “Trớ trêu” thay, tế bào tinh trùng lại là tế bào nhỏ nhất trong cơ thể chỉ với phần đầu dài khoảng 5 µm (5 phần nghìn mm) và đuôi dài 50 µm tức là tổng chiều dài chỉ khoảng 0,055 mm. Và phải cần đến 175.000 tinh trùng mới có tổng trọng lượng bằng một tế bào trứng! Vậy mà chúng vẫn kết hợp được với nhau để trở thành “cặp đôi hoàn hảo” mới tài chứ.

2. Tỉ lệ đầu con người so với cơ thể

Sự thật ở những năm đầu đời, đầu con người chiếm tỉ lệ đến 1/4 tổng chiều dài cơ thể. Nhưng đến năm ta 25 tuổi trở đi thì tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 1/8 chiều dài cơ thể. Điều này là do đầu con người phát triển ở tốc độ chậm hơn nhiều so với phần còn lại của cơ thể.

3. Sự vô phương tái tạo của răng người

Hầu hết các bộ phận trên cơ thể người như da, xương… đều có cơ chế tự tái tạo, trừ một bộ phận mà bạn thấy mỗi ngày, đó chính là răng! Phần men răng cứng chắc bên ngoài giúp bảo vệ lớp ngà răng và tủy răng bên trong đã được hình thành hoàn tất từ khi còn là mầm răng. Chính vì thế một khi đã hoàn tất thì không còn bất kỳ tế bào men răng nào tồn tại nữa. Do đó, bạn cần phải bảo vệ răng một cách cẩn thận bởi nếu men răng bị tổn thương thì chỉ còn nước cầu cứu nha sĩ mà thôi!

4. Sự phát triển của đôi mắt

Đôi mắt của bạn gần như không thay đổi kích thước từ khi ra đời cho đến khi qua đời nhưng mũi và tai của bạn không bao giờ ngừng phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một thay đổi nhỏ trong kích thước của đôi mắt mà phải tinh ý lắm bạn mới nhận ra. Khi chào đời mắt có đường kính khoảng 18 mm còn đến khi trưởng thành con số này lên đến 24 – 25 mm. Còn nhãn cầu sẽ có kích thước tương đường 2/3 quả bóng bàn.

5. Độ dài mạch máu

Nhờ một hệ thống chằng chịt như vậy mà các mạch máu mới kịp thời đưa máu đến nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể con người. Người ta đã ước tính rằng tổng chiều dài các mạch máu trong cơ thể con người dài khoảng… 60.000 dặm (gần 97.000 km). Với con số khủng này, bạn có thể tưởng tượng nếu có sợi dây làm bằng mạch máu trong cơ thể một người, chúng có thể “quấn” quanh trái đất đến… 2 vòng rưỡi lận đấy!

6. Mức năng lượng bộ não tạo ra

Bộ não của con người xứng đáng được coi là một nhà máy tuyệt vời của tạo hóa. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn năng lượng theo đúng nghĩa đen mà nó tạo ra sẽ là bao nhiêu không? Theo các , bộ não hoạt động với cùng một lượng điện năng như một bóng đèn có công suất 10 Watt, ngay cả khi bạn đang ngủ. Trong thực tế, não hoạt động mạnh hơn vào ban đêm nhiều hơn suốt thời gian ban ngày. Do đó, bạn nên coi trọng giấc ngủ và ngủ đủ giấc để cải thiện bộ não.

7. Lông thừa trên cơ thể

Phần lớn các đám lông trên cơ thể hoàn toàn vô ích. Nếu thời xa xưa khi con người chưa tiến hóa hết, chúng còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể thì ngày nay, chúng đã gần như là vô tác dụng. Thậm chí chúng còn khiến chúng ta tốn tiền lẫn thời gian để loại bỏ ngay lập tức cho đỡ… ngứa mắt.

8. Tác dụng của ráy tai

Thực ra ráy tai chính là “chiếc khiên” bảo vệ cho tai, có tác dụng chống nhiễm khuẩn cũng như các loại côn trùng, bụi bẩn chui vào tai. Ngoài ra, chúng còn có thể bảo vệ tai khỏi các tiếng ồn quá lớn. Hơn nữa, ráy tai là chất bài tiết sạch, sau một thời gian tích lũy chúng sẽ tự đào thải.

9. Trí nhớ và tư thế cơ thể

Một nghiên cứu gần đây cho thấy trí nhớ có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí cơ thể. Cụ thể, nơi bạn ở và vị trí của bạn có thể kích hoạt ký ức trong thời điểm đó. Về cơ bản, những tín hiệu phục hồi bộ nhớ của chúng ta được xây dựng cùng cảm giác mà bạn gặp phải cùng lúc ấy. Do vậy, khi quên sót điều gì, bạn có thể tái hiện và thiết lập lại cảm giác, bối cảnh lúc ấy để gợi nhớ một cách chính xác và đầy đủ các thông tin mà bạn cần ghi nhớ tại cùng thời điểm.

10. Độ nhạy của mũi

Chiếc mũi của con người tuy “nhỏ mà có võ” đó! Nó có thể ghi nhớ đến 50.000 mùi hương và xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem! Một con số khó mà ngờ được phải không? Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ ngửi và nhận diện mùi hương tốt hơn nam giới.

Bạn thường cho rằng mình đã quá quen thuộc với cơ thể người, nhưng sự thật có phải như vậy không? Con người là một sinh vật bậc cao và chứa đựng những đặc điểm độc nhất vô nhị mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Ngoài những sự thật khó tin này, cơ thể người vẫn còn vô số những điều lạ lùng chờ bạn khám phá nữa đấy. Thật đáng kinh ngạc đúng không nào?

BÌNH LUẬN