Điều gì sẽ xảy ra khi người bị bệnh tự kỷ già đi?

0
675

Đây mới chỉ là bước đầu của cuộc , các nhà vẫn chưa rõ liệu người mắc tự kỷ có già đi theo cách giống như những người không mắc tự kỷ hay không và sự lão hóa cũng có thể khác nhau đối với từng người bệnh tự kỷ.

Theo các nhà khoa học, bệnh nhân tự kỷ có khả năng gia tăng nhận thức khi họ lớn tuổi.
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Nguyên nhân là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hành vi, sở thích và hoạt động của họ mang tính lặp lại như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.

Trẻ tự kỷ thường dễ phát hiện trong ba năm đầu đời.

Khi nhắc đến bệnh nhân tự kỷ, trong đầu chúng ta đa số hiện lên hình ảnh một đứa trẻ khép kín, thích chơi một mình và trí não hơi chậm phát triển. Nhưng hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào về hành vi của người tự kỷ khi họ về già.
Một trung tâm nghiên cứu chẩn đoán bệnh tự kỷ ở Southampton ở Anh đã thực hiện một nghiên cứu trên 146 người có độ tuổi từ 18-74, trong đó có 100 người được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, nhưng họ lại không có dấu hiệu này khi còn nhỏ. Đó là lí do họ có khả năng nhận thức ở mức độ bình thường.
Theo như phân tích truyền thống, căn bệnh này có xu hướng nặng hơn khi bệnh nhân già đi. Lúc này, họ càng có xu hướng thực hiện mọi việc theo một lối mòn có sẵn và không muốn thay đổi khi có tác động. Điều này không xảy ra với 46 người còn lại.

Theo như phân tích truyền thống, căn bệnh này có xu hướng nặng hơn khi bệnh nhân già đi.

Tuy nhiên, các bệnh nhân tự kỷ lớn tuổi lại thể hiện khả năng tư duy khá tốt, một điều ít khi xảy ra với trẻ tự kỷ. Sau bài kiểm tra, các nhà khoa học nhận thấy tốc độ tư duy trong một nhiệm vụ và xử lý thông tin qua thị giác của người lớn tuổi mắc bệnh tự kỷ cao và nhanh hơn so với người không bị tự kỷ.

Người tự kỷ khi về già có khả năng tư duy tốt hơn?

Tuy nhiên, khi về già thì tâm lí của người tự kỷ và người bình thường khá giống nhau, hay lo âu và dễ bị trầm cảm. Trầm cảm ở người lớn tuổi có nguy cơ phát triển các vấn đề về trí nhớ và nhận thức gây đãng trí và hay quên.

Khi về già, tâm lí của người tự kỉ và người bình thường khá giống nhau, hay lo âu và dễ bị trầm cảm.

Đây mới chỉ là bước đầu của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu người mắc tự kỷ có già đi theo cách giống như những người không mắc tự kỷ hay không và sự lão hóa cũng có thể khác nhau đối với từng người bệnh tự kỷ.

BÌNH LUẬN