Cậu bé bị bệnh hiếm sống cả đời trong bong bóng và câu chuyện cảm động từ một cái ôm “lần đầu tiên” của cha mẹ trước khi ra đi

0
5433

Cậu bé David Vetter sống tại Hoa Kỳ đã từng là một bệnh nhân nổi tiếng nhất tại trung tâm y tế Texas. Cậu bé bị mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh về hệ thống miễn dịch. Do đó tại thời điểm đó cách tốt nhất chính là cách ly và cô lập cậu hoàn toàn với ‘toàn bộ môi trường có hại’ bên ngoài. Về phía bệnh viện, họ đã chọn sử dụng một bong bóng khí lớn để cho cậu sinh sống ở bên trong…

Thực ra, trước khi David được ra đời cha mẹ cậu đã từng có một bé trai khác, nhưng đáng tiếc cậu bé chỉ sống được 8 tháng rồi qua đời. Cậu đã bị mắc chứng suy giảm miễn dịch tích hợp (Severe Combined Immune Deficiency, ). Hội chứng này thường chỉ xảy ra trên cơ thể bé trai. Sau khi David được sinh ra, các bác sỹ cũng đã phát hiện rằng cậu cũng có các triệu chứng của căn bệnh . Vì vậy sau khi các bác sỹ thảo luận đã quyết định rằng cậu nên được sống trong một môi trường “bong bóng” đặc biệt, khiến cậu cách ly hoàn toàn với môi trường , virus bên ngoài.

Kể từ khi David được sinh ra cậu đã phải sống trong chiếc khung “bong bóng” này. Theo lời khuyên của bác sỹ, phải đợi cho đến khi David đủ lớn mới có thể cấy ghép tủy xương. Lúc đó cậu mới có thể rời khỏi cuộc sống trong căn nhà bong bóng này.

Âm thanh quen thuộc mỗi ngày đối với cậu chính là tiếng ồn từ chiếc máy lọc oxy. Thậm chí khi cha mẹ cậu bé đến thăm, ngoài việc phải khử trùng đặc biệt thì họ còn cần thông qua găng tay tiệt trùng mới có thể chạm vào cậu.

Do phương thức điều trị đối với cậu rất đặc biệt, nên đã thu hút sự chú ý của toàn quốc. Thậm chí cơ quan không gian Mỹ còn giúp cậu thiết kế một bộ đồ phi hành gia đặc biệt. Vì vậy, đôi khi cậu có thể mặc bộ đồ này ra ngoài để chơi trên mặt cỏ.

Nhưng khi dần trưởng thành, cậu bé 9 tuổi bắt đầu tự hỏi rằng tại sao mình phải sống cuộc sống như thế này? Trong khi những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi vẫn có thể đạp xe đạp khắp mọi nơi, gặp gỡ bạn bè mới?

Đến tháng 10/1983, các bác sỹ đã quyết định sử dụng tuỷ xương của chị gái Catherine để phẫu thuật cấy ghép tủy xương cho cậu. Cuộc phẫu thuật dường như khởi đầu rất thành công, nhưng sau một vài ngày David bắt đầu sốt, nôn ra máu, nhưng vì cậu sống trong phòng cách ly nên việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng bệnh tình của David không hề cải thiện, mỗi năm vào tháng 2 cậu lại đột nhiên rơi vào trạng thái sốc. Cuối cùng các bác sỹ đã quyết định loại bỏ sự cô lập bởi căn phòng bong bóng, điều này cho phép cha mẹ cậu bé có thể ‘lần đầu tiên’ ôm cậu vào lòng. Đây cũng là lần đầu tiên David được tiếp xúc trực tiếp với cha mẹ mình. Nhưng chỉ sau vài giờ, David đã qua đời.

Các bác sỹ sau đó phát hiện rằng, trong tuỷ của cô chị Catherine có ẩn giấu một loại virus cực kỳ hiếm. Kết quả của việc cấy ghép đã khiến cho bệnh tình của David càng thêm trầm trọng dẫn đến tử vong.

Nhưng trường hợp của David đã trở thành một y học có giá trị, sau cuộc điều trị bệnh cho David, tỷ lệ chữa khỏi cho những mắc bệnh SCID trên toàn quốc tăng lên 90%. Hơn nữa những em bé mắc căn bệnh này cũng không còn phải sống trong môi trường “bong bóng” như vậy nữa. Và David cũng trở thành trường hợp duy nhất phải sống trong nhà “bong bóng”.

BÌNH LUẬN