Cách mạng công nghệ 4.0 trong kinh doanh và dịch vụ là gì?

0
935

vốn vẫn hiện diện từ những điều bình dị như thế này

Có hay không cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

Những ngày này, cụm từ cách mạng công nghệ 4.0 vẫn được nhắc đến như một xu thế tất yếu, “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động hàng hóa, dịch vụ. phải “thay đổi hay là chết” còn người dùng phải bắt kịp xu hướng công nghệ 4.0 nếu không mong mình trở thành kẻ lỗi thời.


Nhưng sao người Âu, người Mỹ hay Hàn Quốc, Singapore chẳng cần lấy cụm từ “cách mạng công nghệ 4.0” mà những quốc gia này vẫn là nơi khởi nguồn cho những về công nghệ, tiên tiến về dịch vụ? Tại Việt Nam, đâu cần một cuộc cách mạng công nghệ thì tỷ lệ dùng vẫn tăng từ 30% đến 84% chỉ trong khoảng thời gian 2012 – 2017, theo một điều tra của Nielsen.

Câu trả lời rất đơn giản, công nghệ vẫn luôn đổi mới, vẫn luôn được “cách mạng” từng ngày như một xu thế tất yếu của xã hội. “Cách mạng công nghệ 4.0” là một cụm từ mang tính chất đánh dấu, thúc giục để mỗi người nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của công nghệ.

Cách mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, từ những điều quen thuộc nhất

Bạn chẳng còn phải đợi hóa đơn tiền điện, nước được dán trước cửa nhà rồi đi ra nhà văn hóa của phường để nộp. Các loại hóa đơn có thể dễ dàng được thanh toán qua rất nhiều hệ thống được liên kết: các cửa hàng tiện lợi, tài khoản ngân hàng có liên kết internet banking, ứng dụng thanh toán điện tử.

Không ít gia đình có tivi, máy hút bụi, lọc không khí thông minh… – những món đồ có thể được đặt lịch hoạt động và các chế độ bằng các thiết bị kết nối không dây. Máy hút bụi có thể cảm biến tự động dọn dẹp cả một căn nhà địa hình phức tạp, máy lọc không khí phân tích chất lượng không khí để tùy chỉnh chế độ làm sạch. Những tính năng đó làm gì có ở thời “ông bà anh”.

Tiền mặt cũng dần biến mất trong thói quen sinh hoạt ngày thường bởi hình thức thanh toán này luôn tiềm ẩn các rủi ro an toàn. Ngày càng có nhiều các ứng dụng thanh toán điện tử giúp người dùng dễ dàng chuyển khoản, mua sắm và quản lý chi tiêu nhanh, gọn, tiện và đặc biệt, bảo mật, an toàn.

Các ngân hàng có dịch vụ internet banking, các nền tảng dịch vụ có ứng dụng thanh toán điện tử thu hút khách hàng trung thành của mình. Còn hãng điện thoại cũng không quên tích hợp luôn ứng dụng thanh toán cho người dùng, như Samsung với ứng dụng .

Samsung Pay – ứng dụng tiên phong cho cách mạng thanh toán di động

Samsung Pay là ứng dụng thanh toán điện tử cho phép người dùng tích hợp các tài khoản ngân hàng lẫn các thẻ thành viên vào tài khoản Samsung Pay duy nhất, tiện lợi thanh toán tại những nơi có máy POS. Người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản vuốt mở ứng dụng, xác thực và chạm nhẹ điện thoại vào POS là việc thanh toán đã được thực hiện nhanh gọn, không nhầm lẫn.


Khách hàng càng không phải lo lắng về độ an toàn nhờ ba lớp bảo mật Samsung Knox, Tokenization và phương thức xác thực trước khi thanh toán bằng mống mắt, vân tay hoặc mã PIN. Hàng rào bảo mật này giúp bạn miễn nhiễm trước các thiết bị ăn cắp thông tin thẻ, mã hóa thông tin tài khoản và đảm bảo chỉ chính bạn mới sử dụng được tiền của mình. Ngay cả khi điện thoại chẳng may rơi vào tay người khác, kẻ gian cũng không mở được Samsung Pay còn bạn dễ dàng xóa hoặc khóa tài khoản từ xa.

Trong trường hợp cần tiền mặt, bạn có thể rút tại các cây ATM của ngân hàng Shinhan và thoải mái sử dụng. Việc quản lý tài khoản cũng trở nên dễ dàng nhờ các thông báo chi tiêu đổ về điện thoại, khiến nỗi trăn trở vì sao tiền “không cánh mà bay” được giải quyết.

Một ưu điểm vượt trội công nghệ khác của Samsung Pay chính là tính năng Samsung Pay Card là dịch vụ hợp tác với ngân hàng Shinhan, cho phép bạn chuyển tiền không mất phí đến tài khoản ngân hàng khác vào bất kỳ thời điểm (*). Bạn dễ dàng chuyển khoản mà không phụ thuộc vào internet banking hay ứng dụng của ngân hàng, nhất là những khi đi du lịch nước ngoài hay Tết, ngân hàng không làm việc.

Những ưu điểm về độ bảo mật, tiện lợi đã giúp Samsung Pay thu hút nửa triệu người dùng trong một năm xuất hiện tại Việt Nam, kể từ tháng 9/2017. Còn thời điểm Samsung Pay chào sân Việt Nam, thế giới đã có hơn 6,4 triệu người dùng, cho thấy mức phủ sóng của ứng dụng thanh toán di động thời buổi công nghệ.

Vậy mới nói, cách mạng công nghệ 4.0 chẳng phải là một cụm từ có tính bản lề đánh dấu công nghệ trước và sau khi cụm từ này ra đời. Công nghệ vốn vẫn đang được đổi mới từng ngày, con người ngày càng sáng tạo cho cuộc sống ngày một tiện lợi, thông minh. Điều bạn cần là cởi mở tiếp nhận và hòa mình vào dòng chảy công nghệ mà thôi.

BÌNH LUẬN