Điểm khác biệt lớn nhất: Khi có tiền, người nghèo nghĩ mình một tay che cả bầu trời còn người giàu sẽ tạo dựng các mối quan hệ có lợi
“Lần đầu gặp mặt sẽ phải nhìn cách ăn mặc trước”. Có lẽ đây là quy luật bất thành văn trong giới công sở. Bạn mặc gì? Mang túi xách gì? Chỉ cần thông qua cách ăn mặc là sẽ có những đánh giá đầu tiên.
Chúng ta đều biết, ấn tượng lần đầu rất quan trọng, thế nên chỉn chu bản thân thực sự nên là việc phải ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng mọi việc nên phải có chừng có mực sao cho đúng với địa vị và khối tài sản của bản thân.
Mới đây, Hoa cô nữ nhân viên trẻ trung trong công ty tôi đã dành hết số tiền dành dụm cả nửa năm của mình để mua chiếc túi xách hàng hiệu LV. Hoa sung sướng vô cùng, mang cái túi ra khoe khoang với cả thế giới. Dù đồng nghiệp tám chuyện gì đi chăng nữa, cô ấy cũng phải lôi bằng được cái túi của mình vào nội dung câu chuyện.
Nghe nói, trước đó vì để cóp tiền mua túi hàng hiệu Hoa không dám ăn uống tiêu sài gì. Nhưng sau khi mua được túi hàng hiệu xong, không buổi tụ tập chơi bời nào thiếu mặt Hoa cả. Hơn nữa đi đâu Hoa cũng phải mang theo cái túi để khoe.
Có lần, tôi và Hoa cùng ngồi tàu về quê, cô ấy nâng niu chăm chút đặt chiếc túi xách vào lòng. Không may ông khách ngồi bên cạnh đứng dậy loạng choạng rồi khẽ chạm vào cái túi. Hoa tức tối gắt lên: “Trời ơi!”. Và nửa câu sau dù Hoa chưa kịp nói tôi cũng biết đó sẽ là “Chiếc túi này của tôi đắt lắm đấy” .
Những người xung quanh thì thầm bàn tán: “Sợ chật thì đừng đi tàu nữa”, “Mang túi hàng hiệu sao phải đi tàu nhỉ?”… Lúc đó đột nhiên tôi cảm thấy dấu ấn sâu sắc của cái nghèo đeo bám đâu đó.
Tôi đã từng đọc được một câu chuyện như thế này. Một anh chàng nọ được mời tới một gia đình giàu có ăn cơm. Trên bàn ăn có món vây cá mập nhưng anh ta chưa thấy bao giờ, liền hỏi chủ nhà: “Đây là món gì ạ? Sao lại ngon đến vậy?”
Chủ nhà cười hiền bảo: “Đây là miến, nếu thích thì cậu ăn nhiều vào!”.
Sau này lớn lên, anh ta mới biết mình đã bị lừa. Từ đó anh ta ngộ ra rằng: “Càng là người không có tiền thì càng thích khoe của, càng là người giàu thì lại càng khiêm tốn”.
Trên thế giới này có rất nhiều người mang theo túi xách hàng hiệu LV. Nhưng bản chất giữa họ thì lại khác xa ngàn dặm. Một người muốn vượt qua cái nghèo, tuyệt đối không thể chỉ bằng vài triệu bạc.
Nhiều người trẻ hiện nay có suy nghĩ rằng chỉ có giàu lên sau một đêm mới có thể giải quyết được mọi nỗi sầu.
Nhưng cái bi thảm của rất nhiều người lại bắt nguồn từ việc giàu lên sau một đêm đó. Nhờ quy hoạch đất đai, nhiều người trở thành phú ông bạc tỷ trong chớp mắt. Suy nghĩ đầu tiên khi có tiền của họ đó là lập tức nghỉ vệc. Thậm chí có người bắt đầu điên cuồng khoe của.
Theo một thống kê ở nước Anh những người trúng sổ xố từ 5 triệu bảng Anh trở lên, sau 5 năm thì khoảng 70% những người trong số đó có cuộc sống không bằng trước khi trúng sổ xố.
Lý do là bởi sau khi có được khoản tiền lớn đó, họ đã từ bỏ công việc kiếm cơm hiện tại của mình. Cả ngày chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Bảo sao hết tiền lại không nghèo!
Tôi đã từng được nghe kể về câu chuyện của Gia tộc Rockefeller. Gia tộc này sáu đời giàu sang, khi giáo dục con cái đều có một truyền thống, đó là mỗi người đều phải có một cuốn sổ. Truyền thống này bắt đầu từ người sáng lập John Rockefeller gây dựng nên khi ông còn nhỏ.
Từ nhỏ John đã kiếm tiền bằng việc giúp đỡ cha làm việc nhà để lấy từng đồng lẻ. Nhưng việc chi tiêu số tiền lẻ này đều được ghi chép rất nghiêm ngặt.
Ban đầu, mỗi tuần ông đều có một khoản cố định, cha ông sẽ kiểm tra số tiền đó, nếu ghi chép rõ ràng chi tiết, chi tiêu hợp lí thì tuần kế tiếp sẽ được thưởng thêm tiền. Từ đó nuôi dưỡng thói quen tích lũy tiền tài cho ông.
Trong câu chuyện “Kira and a Dog named Money” của Bodo Schäfer đã ví tiền mà chúng ta có như “con ngỗng”. Điều quan trọng nhất là phải học cách khiến nó đẻ trứng vàng cho ta. Đây chính là cách “nuôi dưỡng tư duy người giàu”
Những người không có khái niệm nuôi ngỗng, không dành dụm tiền, thì dù có cho họ một khoản tiền lớn như thế nào, sau cùng nghèo vẫn hoàn nghèo. Vốn dĩ ông trời đã ban tặng cho một con ngỗng, nhưng không phải ai cũng có thể biết được rằng ngỗng có thể đẻ được trứng vàng. Do vậy nhiều người đã giết thịt ngỗng để hưởng thụ cái lợi trước mắt.
Có thể thấy, một sự khác biệt lớn giữa người nghèo và người giàu chính là: Người nghèo chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, người giàu thì lại biết cách dự tính lâu dài.
Vì thế mà “giàu” không chỉ là một tính từ mà còn là một động từ. Không phải cứ có được một khoản tiền lớn, dùng hàng hiệu là có thể bước vào giai cấp của người giàu.
Cái gọi là phú ông triệu phú không phải là tiền triệu trong tài khoản ngân hàng mà là khả năng có thể kiếm được bạc tỷ bất cứ lúc nào.
Lại nói về sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo: Người nghèo thích thể hiện mình qua cái mẽ bên ngoài, còn người giàu lại càng chú trọng đến giá trị bản thân.
Điểm này có thể nhìn thấy ngay trong quan niệm về nhà ở của nhiều người.
Nhiều người hay khoe tiền, kheo nhà, khoe xe khiến người khác phải ngưỡng mộ. Thế nhưng nếu tài tiền không tương xứng với địa vị thì ngoài việc có mấy tờ giấy chứng nhận nhà đất và cả một đống gạch ra thì thực ra trong tay họ chẳng có gì nữa cả.
Thực ra, điều này tôi đã trải nghiệm sâu sắc khi ở nước ngoài.
Có rất nhiều công tử bột con nhà giàu chỉ thích mua xe sang, dùng hàng hiệu. Đại đa số học hành chểnh mảng. Cả ngày chỉ biết mang tiền cha mẹ đi hưởng lạc mà không nỗ lực tu thân. Trong mắt bạn bè nước ngoài họ chẳng đáng giá một xu.
Cũng có rất nhiều người thích chơi cùng với con nhà có tiền. Nhưng ở nước ngoài thì khác, bạn học kém, không cố gắng thì ngoài cái vòng nhỏ con luẩn quẩn của chính mình sẽ chẳng có ai thèm để ý đến bạn.
Thực ra, điều này chính là bằng chứng rõ nhất trên con đường thoát nghèo. Chính vì nghèo đói mà mới có sự ám ảnh rất lớn về xe, nhà và tài khoản ngân hàng. Trong khi đó con cái của những người giàu sang thực sự lại sớm hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư cho bản thân.
Charles Thomas Munger đã từng nói, phải thông qua việc nâng cao năng lực bản thân để nâng tầm nhận thức thế giới, nâng cao năng lực nội tại và tầm nhìn xu thế lớn của thế giới phải ăn khớp với nhau.
Sự ăn khớp này càng cao thì cho dù bạn dùng để đầu tư, lập nghiệp hay làm bất cứ việc gì khác cũng đều có lợi cả.
Nói thẳng ra, cùng là số tiền chục triệu, nếu bạn mua túi xách, nó chỉ mang lại khoái cảm nhất thời. Nhưng nếu bạn đi mua tri thức, thì sau này nó sẽ có thể kiếm được số tiền mua được hai chiếc túi xách, hay thậm chí là nhiều hơn. Cội nguồn của giàu sang luôn luôn quan trọng hơn số lượng.
Không biết bạn đã từng quan sát những người nghèo và người giàu bên cạnh mình chưa?
Tôi đã phát hiện ra, ngoài thái độ đối với tiền bạc ra, thì thái độ đối với người khác cũng có sự khác biệt rất lớn. Người càng giàu thì càng ít nóng nảy, từ đó càng ít sự cố xảy đến với họ.
Vài năm trước, có hai nhà đầu tư đều muốn đầu tư vào công ty chúng tôi. Trong đó, một người giàu có thuộc giới đầu tư, còn một người mới nổi dựa trên sức nóng của đồng tiền.
Sau khi tiếp xúc vài lần, chúng tôi đã cảm nhận rõ sự khác biệt rất lớn giữa họ. Người giàu trong giới đầu tư khi gặp người khác thường sẽ mỉm cười thân thiện. Khi nói chuyện kinh doanh, khiêm nhường lý lẽ. Ngược lại anh chàng mới nổi kia lại luôn tỏ thái độ chê bai, khinh bỉ nọ kia.
Người giàu biết cách để tiền phục vụ mình và duy trì các mối quan hệ và trở nên giàu có hơn. Ngược lại, người nghèo làm mọi thứ để có tiền và cho rằng đó là để bảo vệ lợi ích cá nhân. Nên họ ngày càng ích kỷ, hẹp hòi và ngày càng trở nên nghèo khó.
Những năm qua, tôi thấy quá nhiều người có nguồn lực tài chính dồi dào chỉ vì đấu tranh cho một tiếng thở phào mà liều mình kiểu sống chết. Khi người ta nghèo khó, kiếm tiền chính là động lực lớn nhất. Những người dù có thù sâu đến mấy cũng có thể vì đó mà gắn kết lại với nhau.
Nhưng vốn chỉ có thể tích lũy đến một mức độ nhất định. Do vậy việc hợp tác kiếm nhiều tiền rất quan trọng. Nó thể hiện tấm lòng và tầm nhìn của một người. Xét cho cùng trên thế giới này, có quá nhiều người giàu kiêu ngạo và hẹp hòi.
Trong cuốn “Tư duy logic” đề cập đến bản chất của giàu có, viết: “Quá trình kiếm tiền, không chỉ là quá trình khắc phục khó khăn để lấy tiền, mà còn bao gồm cả quá trình đưa tiền bạc tạo dựng mối quan hệ có lợi cho bạn”
Người giàu biết cách tạo ra hệ thống giá trị và duy trì kết nối, trong khi người nghèo lại luôn luôn bận rộn soi mói người khác, khiến vòng tròn này ngày càng nhỏ hẹp hơn, có được chút tiền nhỏ là nghĩ mình có thể một tay che cả bầu trời. Họ không có tấm lòng bao dung, vị tha, những người như vậy sẽ rất nhanh chóng quay lại với cái nghèo.
Tục ngữ có câu: “Lập nghiệp dễ nhưng giữ nghiệp mới khó, kiếm tiền dễ nhưng giữ tiền mới khó”.
Ở thời đại này, kiếm tiền mua hàng hiệu không hề khó, cái khó là làm thế nào để thực sự thoát khỏi tầng lớp nghèo.
Dĩ nhiên, nếu chỉ dựa vào kiếm tiền vẫn không đủ, quan trọng hơn là phải có “Tư duy người giàu”.
Thay vì mua một cái túi hàng hiệu thì hãy nâng cao khả năng mua nhiều cái túi hàng hiệu của mình. Đó mới là thứ mà chúng ta, những người trẻ hiện nay cần phải học hỏi. Khoảng cách giữa chúng ta và hàng hiệu không chỉ có tiền bạc. Mà là cả một hệ thống tư duy giàu đáng quý!!