Bí mật về không thể tin được về 7 bộ phận bị giấu kín đang tồn tại trong cơ thể con người

0
1812

Có thể bạn chưa biết, con người khi sinh ra có khoảng 300 chiếc xương, nhưng con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 206 khi lớn lên. Vậy 94 chiếc kia đã “bốc hơi” đi đâu?

Cơ thể chứa vô vàn những bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết hết được. Đôi khi, những bộ phận tưởng chừng như rất ngược nhưng lại thực sự tồn tại trong cơ thể khiến bạn phải bất ngờ đấy nhé.

Mỗi ngày, con người không ngừng nỗ lực tìm kiếm những điều mới mẻ để phát triển theo quy luật vốn có của xã hội. Nhưng trên thực tế, tất cả cũng chỉ nằm trong 2 mục tiêu: đi ra ngoài để tìm hiểu thế giới rộng lớn, và nhìn thấu bên trong để giải mã những điều “có thể bạn chưa biết” về . Có thể, bạn đã đọc rất nhiều bài viết về các bộ phận . Vậy còn các bộ phận bạn chưa từng nghĩ nó tồn tại trên cơ thể mình nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại thì sao? Nếu bạn đang bắt đầu cảm thấy sự tò mò ngày càng lớn hơn, hãy đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.

1. Nam giới có tuyến… sữa?

Rõ ràng, bạn thấy những đứa trẻ sinh ra đều được nuôi bằng sữa mẹ. Dường như, chẳng có ông bố nào có thể thay thế được nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Vậy tin được không, khi nói rằng nam hay nữ có ngực thì đều có thể tạo ra sữa?

Những “ông bố” có thể cho con bú.

Hơi bất ngờ nhưng đó là sự thật. Các cho thấy trong tuyến yên của mỗi người sẽ tiết ra một hormone gọi là prolactin, có tác dụng kích thích quá trình tạo ra sữa. Lượng hormone này ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới, và gấp 10 lần khi mang thai nên mặc định, mẹ sẽ là người cho con bú mớm. Tuy nhiên, trong trường hợp hormone này tăng đột biến ở cơ thể năm giới, thì ngực của họ vẫn sẽ phát triển và có thể tạo ra sữa.

Dù chưa có kết luận chính thức về hiện tượng này, nhưng theo nhiều thực nghiệm, khi bị đói khát lâu ngày thì khả năng cao điều đó sẽ xảy ra.

2. Đuôi

Dù đã tiến hóa, nhưng tất cả chúng ta đều từng có một cái đuôi khi còn trong bụng mẹ. Điều này cho thấy rõ hơn về những chiếc đuôi từng tồn tại trên cơ thể tổ tiên của chúng ta. Chỉ là trong quá trình tiến hóa, nó đã rụng đi.

Trong khoảng giữa tuần thứ 6 – 12 của thai kì, các tế bào bạch cầu sẽ làm cho chiếc đuôi bị mất đi chứ không tiếp tục phát triển.

Theo quá trình nghiên cứu quan sát, trong khoảng giữa tuần thứ 6 – 12 của thai kì, các tế bào bạch cầu sẽ làm cho chiếc đuôi bị mất đi chứ không tiếp tục phát triển. Chiếc đuôi sẽ được thay thế bằng xương cụt của cột sống (tên khoa học là “coccyx”) để giúp con người đứng thẳng hơn. Hiện tại, bộ phận này chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các tư thế ngồi, đứng thẳng, ngả về phía sau,…

3. Chiếc xương có thể tự di chuyển?

Nghe khá lạ, nhưng thực tế chúng ta đang sở hữu một chiếc xương độc đáo như vậy, đó chính là yết hầu. Nhỏ thế thôi nhưng làm được đấy nhé. Cụ thể, yết hầu sẽ giữ cho lưỡi ở đúng vị trí của nó, giúp con người phát âm những tiếng phức tạp, cấu tạo nên giọng nói,…

Chúng ta đang sở hữu một chiếc xương di chuyển được chính là yết hầu.

Một nghiên cứu từng được thực hiện với xác ướp Ozti 5300 năm. Các nhà khoa học đã thử tái hiện giọng nói ủa người này nhờ vào yết hầu và cấu tạo phần cổ họng. Kết quả cho thấy ông có một giọng nói ấm và khá trầm.

4. Cơ tai làm sai lệch âm thanh

Xương bàn đạp là một trong chuỗi bộ phận chịu trách nhiệm truyền sóng rung của âm thanh từ tai đến não. Trong chuỗi này có Stapedius là một múi cơ rất nhỏ, có nhiệm vụ giới hạn mức rung của nó.

Những tiếng động mà bạn tiếp xúc thường ngày nếu trực tiếp đi vào tai sẽ tạo ra âm lượng khủng khiếp.

Nếu không có phần cơ quan trọng này, những tiếng động mà bạn tiếp xúc thường ngày sẽ trực tiếp đi vào tai với âm lượng khủng khiếp. Bạn có thể phát điên vì âm lượng quá lớn của mọi thứ xung quanh, thậm chí là bởi chính giọng nói của mình. Ngoài ra, nhờ Stapedius mà bạn cảm nhận được giọng nói của mình qua bản thu âm rất khác.

5. Chiếc mũi thứ 2

Bộ phận này còn được gọi là cơ quan Jacobson. Đây được xem là chiếc mũi bí ẩn và hoạt động như một tuyến tiết pheromones – tín hiệu hóa học giúp thể hiện nhu cầu kết đôi đến các cá thể khác.

Chỉ cần 0,4 giây sau khi tiếp xúc với nhau, chúng ta đã có thể “bắt sóng” người đối diện.

Đặc biệt, hormone này có tính quyết định mức độ của bạn đối với người khác. Chỉ cần 0,4 giây sau khi tiếp xúc với nhau, chúng ta đã có thể “bắt sóng” người đối diện. Điều này mang đến cho bạn cảm nhận rằng người kia có hay không.

6. Cơ gân tay

Bạn sẽ dễ dàng thấy nó khi mở rộng và giãn căng lòng bàn tay. Có khá nhiều nghiên cứu cho rằng, bộ phận này gần như vô nghĩa với cơ thể con người sau hàng trăm nghìn năm tiến hóa. Thực tế, cũng chỉ có khoảng 80% người trên thế giới sở hữu nó thôi.

 Bạn sẽ dễ dàng thấy nó khi mở rộng và giãn căng lòng bàn tay.

Các nhà khoa học đưa ra 2 giả thuyết về cơ gân tay: một là chúng làm tăng sức mạnh cho cánh tay (dùng khi vận động mạnh như leo, trèo, khuân vác,…), hai là làm thu phát móng vuốt như loài mèo.

7. Xương biết “bốc hơi”

Có thể bạn chưa biết, con người khi sinh ra có khoảng 300 chiếc xương, nhưng con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 206 khi lớn lên. Vậy 94 chiếc kia đã “bốc hơi” đi đâu?

Gần cả trăm khúc xương “bỗng dưng biến mất” khi chúng ta trưởng thành đấy.

Thực tế thì, chả có “khúc xương” nào biết bốc hơi cả. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Khi còn là trẻ sơ sinh, phần lớn xương của chúng ta là sụn dẻo. Nó giúp em bé chào đời dễ dàng hơn việc khung xương cố định chắc chắn. Khi chúng ta lớn lên, những chiếc sụn sẽ hóa thành xương, kết nối vào nhau để tạo nên các xương lớn, rắn chắc và hoàn chỉnh.

BÌNH LUẬN