Đó là câu chuyện về bà Saraswati Bai sống tại làng Sundrail của bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ. Năm nay bà đã 75 tuổi và suốt 60 năm qua bà đã không ăn một hạt cơm nào, chỉ uống nước. Hiện nay bà vẫn đang khỏe mạnh, vẫn giúp gia đình trong công việc đồng áng…
Việc ăn uống của bà Saraswati vẫn rất bình thường cho đến khi bà bị thương hàn sau khi sinh con trai đầu lòng. Bà bị những cơn đau bụng hành hạ nên cứ ăn vào cái gì thì nôn ra cái đó. Kể từ đó, bà cũng hoàn toàn từ bỏ chuyện ăn uống.
Sau khi sức khỏe đã khá hơn, bà bắt đầu uống trà nhưng lại không còn thèm ăn nữa.
Chồng bà từng rất lo lắng cho sự an toàn của bà. (Bà Saraswati – ảnh giữa)
Lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và con, chồng bà – ông Dwarka Prasad Patikar đã cố khuyên vợ ăn trở lại thế nhưng bà không thể ăn được thức ăn thể rắn nữa. Ông cũng đưa vợ đến rất nhiều trung tâm y tế nhưng họ không tìm ra giải pháp nào cả. Chẳng còn cách gì khác, thấy bà vẫn khỏe mạnh, chồng bà đành tùy ý để bà uống nước.
Bà thấy khỏe mạnh dù chỉ uống nước lọc và trà để qua ngày và sau vài thập kỷ… bà cũng vẫn chỉ uống nước để sống.
Bà Saraswati sau đó đã sinh tất cả 5 người con và vẫn đi làm đồng cùng chồng như thường. Bất chấp thói quen ăn uống lạ lùng, bà cho biết mình có rất nhiều năng lượng. Ở tuổi 75, bà vẫn làm đồng đến 5 tiếng mỗi ngày.
Sau khi câu chuyện kỳ lạ của bà được đăng báo, nhiều người tỏ ra nghi ngờ, không ai tin được bà có thể chỉ sống bằng nước suốt 60 năm liền. Thế nhưng cả gia đình và hàng xóm của bà ở làng Sundrail, bang Madhya Pradesh đều làm chứng cho lời của bà.
Mahendra Patikar, con trai của bà Saraswati, kể rằng cả nhà đều đã quen với cách ăn uống của bà. Hàng xóm của gia đình, Ramesh Chandra, thì nói ai cũng ngạc nhiên và lo lắng khi mới biết chuyện, nhưng sau đó mọi người chỉ thấy ngưỡng mộ vì bà vẫn rất khỏe.
Hiện tượng không ăn không uống tuy kỳ bí, nhưng không ít người xuất hiện
Thức ăn, nước, ngủ, và hô hấp là những cột trụ cơ bản duy trì sự sống của bất kỳ người nào. Tuy các loài sinh vật khác có thể sống sót dù thiếu vắng những nhu cầu thiết yếu này trong một thời gian lâu hơn, nhưng theo khoa học, nếu con người thiếu những yếu tố này, thì họ sẽ không thể sống sót.
Nhưng một người có thể thực sự sống trong bao lâu nếu không ăn? Điểm giới hạn nằm ở đâu? Dường như mỗi khi ai đó cố gắng tìm ra một quy tắc tuyệt đối thì các trường hợp ngoại lệ vẫn tồn tại.
Thực tế đã có nhiều người đã từng tiến hành nhịn ăn ví lý do sức khỏe hoặc tín ngưỡng, nhưng khoảng thời gian nhịn ăn này không kéo dài lâu. Một số người có thể không ăn trong vài ngày hoặc một tuần và cho rằng việc rèn luyện nhịn ăn thường xuyên thực sự giúp cải thiện sức khỏe, với điều kiện là họ sẽ ăn trở lại.
Nhưng khi con người tiếp cận cột mốc một tháng không ăn, cơ thể sẽ tiến vào trạng thái suy kiệt dinh dưỡng, đói lả. Khi trạng thái nhịn ăn kéo dài đến hai tháng hoặc lâu hơn, và khi cơ thể tiêu tốn nguồn năng lượng của tự bản thân để sinh tồn, cái chết sẽ đến. Tình trạng mất nước có thể gây tử vong trong một giai đoạn thậm chí còn ngắn hơn.
Dù vậy, có các ghi chép cổ đại cho thấy con người có khả năng không ăn không uống trong một khoảng thời gian lâu hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Người tu hành trước kia thường chui vào hang động, tách ly hoàn cảnh sinh sống để chuyên tâm thực tu. (Ảnh minh họa)
Theo các phương pháp tu luyện của Trung Quốc cổ đại, khi một thầy tu ngồi thiền trong hang động hoặc núi sâu, sớm hay muộn người này cũng sẽ phải đối mặt với một vấn đề, đó là lương thực. Khi sống trong hang động tách biệt khỏi xã hội, thật khó khăn để duy trì sự sống trên con đường hướng tới sự giác ngộ.
Do đó, để giải quyết vấn đề nguồn cấp lương thực, các thầy tu sẽ thực hành phương pháp tịch cốc – một phương pháp tu luyện đặc thù trong hoàn cảnh đặc biệt này. Vượt ra khỏi sự ràng buộc của thế gian, người tu hành sẽ buông bỏ được các nhu cầu sinh lý đối với đồ ăn và nước uống, để người đó có thể tiếp tục tu tập trong nhiều thập kỷ – một điều quả thật bất khả thi đối với sự hiểu biết của ngành sinh học hiện đại.
Điều này có thể lý giải vì người tu luyện là có sản sinh năng lượng (công), có thể trao đổi năng lượng với vũ trụ, sau đó dùng năng lượng này để duy trì sự sống. Tuy nhiên thời gian đầu, khi chưa thành thạo, có thể cơ thể vẫn cần phải lấy năng lượng còn tích trữ trong cơ bắp để sử dụng thay thế. Một số người nếu không tu thành thì có thể bị chết trong rừng núi…
Cấu trúc của thân thể người rất huyền bí. Trong Đông Y, từ lâu đã phát hiện ra các đường kinh mạch, huyệt vị vận chuyển năng lượng của cơ thể ở tầng thâm sâu so với huyết mạch mà chúng ta nhìn thấy ở bề mặt. Ngay cả khi đó không phải là người tu luyện thì vẫn có trường hợp nhịn ăn được dài ngày, chuyển hóa năng lượng vẫn xảy ra theo một cơ chế nào đó mà khoa học hiện đại chưa lý giải được.
Trường hợp bà Saraswati trong câu chuyện ở trên chỉ là một người bình thường, cũng không phải sử dụng phương pháp tu luyện tịch cốc. Tuy nhiên, suốt 60 năm bà chỉ có uống nước nhưng vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh, đủ để minh chứng cơ thể người có vô số điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Như vậy càng giúp chúng ta thừa nhận, cơ thể người chính là một tiểu vũ trụ, hàm chứa vô số điều kỳ bí.
Độc giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này có thể tìm đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, trong đó tác giả có đề cập một cách rất dễ hiểu đến khoa học về thân thể người. Cuốn sách đã được dịch ra gần 40 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt (http://vi.falundafa.org/falun-dafa-books.html).