Trước hết, hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa chảy nước dãi và việc ngủ nghê.
Chảy nước dãi khi ngủ say là một hiện tượng phổ biến nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao nó lại xảy ra? Nó có thể vô hại, nhưng cũng có thể ám chỉ một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa chảy nước dãi và việc ngủ nghê.
Về mặt y khoa, chảy nước dãi xuất phát từ hiện tượng tăng tuyến nước bọt, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh đang mọc răng và đôi khi ở trẻ em có bệnh về cơ bắp và thần kinh như trẻ bị bại não.
Có nhiều tuyến liên quan đến việc tăng tiết nước bọt. Và lượng nước bọt cơ thể sản xuất ra khi bạn ngủ ít hơn là khi bạn thức. Trong trạng thái nghỉ ngơi, lượng nước bọt tiết ra ước chừng khoảng 1-2 lít mỗi ngày. Bạn không chảy dãi khi thức vì bạn đã nuốt nước bọt vào trong. Nhưng khi ngủ, cơ mặt của bạn giãn ra nên khi nước bọt tăng tiết thì nó sẽ chảy ra khỏi khóe miệng, vì bạn không nuốt được. Chảy nước bọt khi ngủ thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Nếu hay chảy dãi khi ngủ, chắc bạn cũng nhận ra rằng bạn dễ chảy dãi nhất khi nằm nghiêng chứ không phải nằm ngửa. Vì khi bạn nằm ngửa, nước bọt nằm ở sâu trong cuống họng và tự trôi xuống họng.
Chảy dãi đôi khi là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại, nhưng nó có thể xuất phát từ các bệnh sau:
1. Dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng và hiện tượng dị ứng một số loại thực phẩm có thể gây tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy dãi khi ngủ.
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khiến axit dạ dày kích thích cuống họng, gây ra phản xạ kích thích nướt bọt ở thực quản, làm tăng tiết nước bọt. Hiện tượng trào ngược dạ dày làm tăng tiết nước bọt, gây chảy dãi.
3. Viêm xoang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến việc hít thở khó khăn và gây khó nuốt, làm nước bọt bị tăng tiết, gây chảy dãi. Khi đường thở của bạn bị chặn vì bệnh cúm, bạn có khuynh hướng thở bằng miệng, khiến nước bọt dư thừa chảy ra khi đang ngủ.
4. Viêm amiđan
Sưng amiđan khiến đường thở và đường hô hấp hẹp lại, làm bạn bạn khó nuốt nước bọt, đành phải nhổ hoặc để chảy ra ngoài.
5. Ác mộng
Ác mộng do các vấn đề về rối loạn giấc ngủ gây ra, thường gặp ở những người bị stress nặng hay người nghiện rượu, người thường xuyên dùng thuốc an thần. Người gặp ác mộng cũng hay chảy nước dãi. Bên cạnh đó, người bị mộng du hoặc nói mớ cũng có thể chảy nước dãi. Người hay gặp ác mộng cũng thường xuyên bị chảy nước dãi.
6. Thuốc và các hóa chất
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc thì chảy nước dãi là một hiện tượng rất quen thuộc. Một vài loại thuốc chống trầm cảm và các loại morphine, pilocarpine (trị khô miệng) cũng gây tăng tiết nước bọt.
Nguồn: Health Site
Theo Bestie