Top 10 hiện tượng khí hậu kỳ lạ nhất thế giới. Đến sa mạc cũng có tuyết rơi?

0
1879

Một số loài động vật được cơ quan bảo hộ đưa đến khu vực khác để duy trì sự sống, tuy nhiên số lượng được đưa đi cũng chỉ như muối bỏ biển.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn. Dưới đây là 10 hiện tượng thời tiết kỳ lạ nhất thế giới không thể bỏ qua.

10. Bãi biển Bỉ


Tháng 8/2013, trong khi thời tiết tại một bãi biển của Bỉ đang rất tươi đẹp thì bỗng nhiên xuất hiện một đám mây khổng lồ kỳ lạ trên bầu trời, hơn nữa phía sau đám mây còn phát ra ánh sáng lập lòe. Ngay sau đó là tiếng sấm sét ầm ầm kéo tới, bầu trời tối sầm lại và bắt đầu đổ mưa xối xả.

9. Mưa đá lớn tại Ayers Rock, Australia


Ayers Rock là một điểm du lịch nổi tiếng của Australia. Lượng mưa bình quân hàng năm tại đây chỉ khoảng 22cm. Nhưng vào tháng 12/2016, đột nhiên trời đổ mưa xối xả trong mấy ngày, lượng mưa thời điểm đó đã đạt mức 23cm và kèm theo mưa đá. Cảnh tượng mưa giống như thác nước đổ xuống ào ạt khiến công viên địa phương tạm thời phải đóng cửa, hơn nữa người dân ở gần đó cũng phải sơ tán đi nơi khác.

8. Tuyết đổ xuống Atacama, Mỹ


Sa mạc Atacama được coi là khu vực khô cằn nhất thế giới. Thông thường là từ 5 năm đến 20 năm mới có một lượng mưa 1mm đổ xuống khu vực này. Mức khô hạn nơi đây được cơ quan ví như đất ở Sao Hỏa. Nhưng mấy năm gần đây, tại Atacama xuất hiện bão tuyết lớn hiếm có khiến đài quan sát thiên văn nổi tiếng thế giới Ranariddh Observatory cũng buộc phải ngừng hoạt động.

7. Nhiệt độ tăng cao ở Bắc cực

Ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến mùa đông năm 2015 tại khu vực này trở nên khác lạ. Theo “USA Today Post” đưa tin, ngày 29/12/2015, nhiệt độ Bắc Cực rơi vào khoảng 4 độ C, cao hơn 10 độ so với mức trung bình những năm trước. Nhà khí tượng học Eric Holthaus cho biết hiện tượng này không chỉ là chưa từng có mà còn có chuyển biến ngày càng xấu đi.

6.


Mỗi năm lãnh thổ của Trung Quốc bị sa mạc hóa khoảng 1300 dặm vuông (khoảng 3366 kilomet vuông). Hơn nữa, tốc độ này ngày càng lan rộng khiến bão cát đã trở thành hiện tượng phổ biến tại miền Bắc Trung Quốc. Trước đây, phải 7 đến 8 năm mới có một trận bão cát như thế, nhưng hiện nay, nó xảy ra hàng năm.

5. Nhiệt độ đột ngột giảm mạnh ở New York

Cảnh quay trong “The Day After Tomorrow” không chỉ là phim ảnh mà nó thực sự xảy ra vào tháng giêng năm 2014 tại khu Central Park của New York, khi nhiệt độ đột ngột giảm mạnh vào ban đêm. Ban ngày nhiệt độ đang là 13 độ C thì khi màn đêm buông xuống nhiệt độ còn -21 độ C. Các nhà khí tượng gọi hiện tượng này là thời tiết whiplash.

4. Nhiệt độ đột ngột thay đổi ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)

Hiện tượng toàn cầu nóng lên khiến thời tiết trở nên cực đoan hơn ở khu vực United Arab Emirates trong tháng 2 năm 2017. Nơi đây nổi danh là khu vực sa mạc nhiệt đới khô. Tuy nhiên gần đây đã bất ngờ xuất hiện một trận tuyết lớn dày đặc khiến nhiệt độ giảm xuống – 2,9 độ, ở một số khu vực còn có tuyết phủ dày 10 cm. Khu vực này vốn được bao phủ bởi những dải cát vàng cuồn cuộn, giờ đã trở thành một vùng đất tuyết phủ trắng xóa. Đây là hiện tượng hiếm hoi xuất hiện trong một trăm năm qua.

3. Hạn hán ở Nam Phi


Mới đây, người dân Nam Phi phải đối mặt với trận hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt 35 năm qua. Hồ St. Lucia cận kề Durban gần như hoàn toàn cạn kiệt. Nhiều lớn phải thực hiện tiết kiệm nước, lương thực thiếu trầm trọng, lượng lớn con vật nuôi bị chết. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo rằng, lần hạn hán này có thể khiến 50 triệu dân của khu vực Nam Phi đối diện với nạn đói nghiêm trọng.

Associated Press đưa tin, theo thống kê thì vườn quốc gia Kruger có khoảng 7500 con hà mã và 47000 con trâu nước. Trước tình trạng hạn hán, chúng cũng phải đối diện với nguy cơ chết vì thiếu thức ăn. Vườn thú đã quyết định giết thịt khoảng 350 con để giảm bớt tình trạng thiếu hụt lương thực. Số lượng thịt của những con trâu và hà mã đã được phân phối cho người dân ở khu vực lân cận.

2. Mưa nhiều và Sahara

PIC BY Zineddine Hashas/Geoff Robinson Photography 07976 880732. Picture shows the snowfall in the Sahara Desert this morning (January 20th 2017). The SAHARA Desert has had the biggest SNOWFALL in living memory after a freak winter storm this morning (Fri) – just days after 2016 was found to be the world’s warmest year ever. Photographers have taken incredible pictures this morning of ONE METRE deep snow covering the sand in the small Saharan desert town of Ain Sefra. The town saw a sprinkling of snow just before Christmas, when a few flakes settled on the red sand dunes of the world’s hottest desert for the first time in 37 years. But today the snow has been falling steadily and is now waist deep in some parts of Ain Sefra, which is known as “The Gateway to the Desert.” The snow has caused chaos in the town, with passengers stranded on buses after the roads became slippery and icy. Children are making the most of the rare snow storm and are building SNOWMEN in the desert town and SLEDGING down the sand dunes. SEE COPY CATCHLINE SLEDGING in Sahara – deepest snow ever

Sahara là sa mạc nóng nhất và có diện tích rộng thứ 3 trên thế giới. Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực này đạt 50mm. Theo thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn, tháng 12/2016, sau 37 năm, cuối cùng tuyết cũng đã rơi trên vùng đất sa mạc rộng lớn này. Người dân địa phương gọi hiện tượng này là “khí hậu bất thường”.

1. Khô hạn tại Paraguay

Tháng 6/2016, Paraguay đã xảy ra trận hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt 20 năm qua. Trung tâm của hạn hán nằm ở vị trí giữa 3 nước là Paraguay, Argentina và Bolivia. Sông Pilcomayo từng cung cấp lượng nước lớn cho khu vực này nhưng bất ngờ khô cạn làm cho nhiều sinh vật sống trong lòng sông bị chết khô, những con cá sấu có khả năng chịu hạn cũng phải vùi mình trong đất bùn và chết.

Một số loài động vật được cơ quan bảo hộ đưa đến khu vực khác để duy trì sự sống, tuy nhiên số lượng được đưa đi cũng chỉ như muối bỏ biển.

Nhiều con cá sấu xuất hiện ở lòng sông khiến người dân và súc vật khác không dám đến đây lấy nước vì sợ bị tấn công.

BÌNH LUẬN