Thế giới năm 2030 rồi sẽ ra sao?

0
1612

Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy khó chịu về việc mình không hề có thực sự. Không có nơi nào tôi đến mà thấy mình chưa được đăng kí. Tôi biết rằng, ở đâu đó, mọi thứ tôi làm, nghĩ và mơ đều được ghi lại. Tôi chỉ hi vọng rằng sẽ không có ai dùng chúng để chống lại tôi.

Tôi không sở hữu gì cả, không có quyền riêng tư, và cuộc sống chưa bao giờ tốt đến như vậy.

Bài viết là quan điểm của bà Ida Auken, Ủy viên Quốc hội Đan Mạch và là một phần của cuộc họp thường niên của Hội đồng Tương lai Toàn cầu (World Future Councils), được VnReview biên dịch và tổng hợp.

Chào mừng đến với năm 2030. Chào mừng bạn đến với của tôi – hoặc tôi nên nói, “ của chúng tôi”. Tôi không sở hữu bất cứ thứ gì. Tôi không sở hữu một chiếc xe nào cả. Tôi không sở hữu một ngôi nhà nào cả. Tôi cũng chẳng sở hữu bất kỳ đồ dùng hoặc quần áo nào.

Điều này đối với bạn có vẻ kì quặc, nhưng nó lại hoàn toàn có nghĩa đối với chúng tôi trong thành phố này. Mọi thứ mà trước đây bạn từng coi là một sản phẩm, giờ đã trở thành một dịch vụ. Mọi thứ, từ , nơi sinh sống, thức ăn và tất cả những gì chúng ta cần cho cuộc sống hàng ngày đều sẵn có. Dần dần, từng thứ một đều trở nên miễn phí, trở thành của chung, nên việc chúng tôi hầu như chẳng sở hữu thứ gì là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Đầu tiên là việc giao tiếp giữa những con người với nhau đã được số hóa và miễn phí cho tất cả mọi người. Rồi, khi năng lượng sạch trở thành miễn phí, mọi thứ bắt đầu biến chuyển một cách nhanh chóng. Giá thành của các phương tiện đi lại giảm một cách đáng kể. Chúng tôi chẳng có lí do gì để sở hữu một chiếc ô tô nữa, vì chúng tôi sẽ gọi một chiếc xe tự lái hay một chiếc xe bay cho những chuyến đi xa. Mọi người di chuyển một cách có tổ chức và nhịp nhàng hơn, khi các phương tiện trở nên đơn giản hơn, nhanh hơn và tiện lợi hơn ô tô. Giờ tôi khó có thể tin rằng chúng ta đã từng phải chấp nhận việc như cơm bữa, rồi ô nhiễm không khí từ các động cơ đốt trong. Chúng ta đã nghĩ cái gì vậy?

Đôi khi tôi sử dụng xe đạp của mình khi đi thăm những người bạn. Tôi có thể tận hưởng chuyến đi, đồng thời rèn luyện sức khỏe. Thật thú vị khi có những thứ dường như không bao giờ mất đi sự hứng thú của chúng: đi bộ, đi xe đạp, nấu ăn, vẽ tranh và trồng cây. Chúng nhắc nhở chúng ta, rằng nền văn hóa của chúng ta xuất hiện trong một chặt chẽ với thiên nhiên như thế nào.

“Các vấn đề về môi trường đã không còn nữa”

Ở thành phố của chúng tôi, chúng tôi không cần phải trả bất kỳ khoản tiền thuê nào, bởi vì sẽ có người khác sử dụng không gian còn trống khi chúng tôi không dùng đến. Phòng khách của tôi được dùng cho các cuộc họp khi tôi không ở đó.

Thỉnh thoảng, tôi sẽ tự nấu ăn. Nó đã trở nên dễ dàng hơn nhiều – các thiết bị nhà bếp cần thiết sẽ được mang tới tận cửa chỉ trong vài phút. Do các phương tiện đi lại đã trở nên miễn phí, chúng tôi không cần phải “nhồi nhét” các vật dụng ở khắp nhà nữa. Khi nào cần, chúng tôi chỉ việc đặt hàng chúng.

Điều này cũng làm cho các bước đột phá của nền kinh tế trở nên dễ dàng hơn. Khi các sản phẩm chuyển thành dịch vụ, không còn ai hứng thú với những thứ có tuổi thọ ngắn ngủi nữa. Mọi thứ đều được thiết kế để tối ưu về độ bền, khả năng sửa chữa và tái sử dụng. Các vấn đề môi trường đã không còn nữa, vì chúng tôi chỉ dùng năng lượng sạch và các phương pháp sản xuất sạch. Bầu không khí trong lành, nguồn nước tinh khiết và không một ai dám “bén mảng” vào những khu vực thiên nhiên được bảo vệ vì giá trị của chúng là quá lớn. Thành phố được phủ kín bởi các không gian xanh và cây cối. Tôi vẫn chưa hiểu vì sao trong quá khứ chúng ta lại lấp đầy những khu vực trống trong thành phố bằng bê tông.

Ngày tàn của mua sắm

Mua sắm? Tôi không thực sự còn nhớ được nó là gì. Đối với hầu hết chúng tôi, nó đã biến thành việc “chọn thứ để dùng”. Đôi khi tôi thấy vui khi làm điều này, và đôi khi tôi chỉ muốn các thuật toán làm thay mình. Chúng thậm chí còn hiểu khẩu vị của tôi hơn tôi nữa.

Khi AI và robot tiếp quản mọi công việc, chúng tôi đột nhiên có thời gian để ăn ngon, ngủ kĩ và dành thời gian với những người khác. Khái niệm giờ cao điểm đã biến mất, vì những công việc mà chúng tôi làm có thể được thực hiện bất kì lúc nào. Tôi cũng không thực sự rõ liệu có nên gọi nó là công việc nữa hay không. Nó giống như một khoảng thời gian để suy nghĩ, và phát triển hơn.

Trong một khoảng thời gian dài, mọi thứ đều trở thành những công cụ giải trí và mọi người đều không muốn bận tâm với những vấn đề khó khăn. Chỉ đến phút cuối, chúng tôi mới phát hiện ra cách để sử dụng tất cả những công nghệ mới này cho mục đích tốt đẹp hơn, thay vì chỉ để giết thời gian.

“Họ sống những cuộc sống khác bên ngoài thành phố”

Mối quan tâm lớn nhất của tôi là những người không sống trong thành phố của chúng tôi. Những người đã lạc lối. Những người đã quyết định rằng tất cả những công nghệ này là quá nhiều. Những người cảm thấy thừa thãi và vô dụng khi robot và AI chiếm lấy phần lớn các công việc. Những người tức giận với hệ thống chính quyền và quay lưng lại với chúng. Họ sống những cuộc sống khác bên ngoài thành phố. Một số đã hình thành những cộng đồng “tự cung tự cấp”. Những người khác sống trong những ngôi nhà trống trải bị bỏ hoang ở những ngôi làng nhỏ từ thế kỉ 19.

Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy khó chịu về việc mình không hề có quyền riêng tư thực sự. Không có nơi nào tôi đến mà thấy mình chưa được đăng kí. Tôi biết rằng, ở đâu đó, mọi thứ tôi làm, nghĩ và mơ đều được ghi lại. Tôi chỉ hi vọng rằng sẽ không có ai dùng chúng để chống lại tôi.

Nói chung, đó là một cuộc sống tươi đẹp. Tươi đẹp hơn rất nhiều so với con đường chúng ta đang đi. Chúng ta đã phải trải qua quá nhiều thứ tồi tệ: biến đổi khí hậu, bệnh tật, khủng hoảng người tị nạn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, bất ổn xã hội và thất nghiệp. Chúng ta đã mất đi quá nhiều người trước khi chúng ta nhận ra rằng mình lẽ ra đã có thể làm khác đi.

Theo Văn Hoàn

Vnreview

BÌNH LUẬN