Tạm biệt hàn răng, đã tìm được loại thuốc kích thích răng tự phục hồi

0
1160

Thuốc được đưa vào khoang trống của răng bằng một miếng bọt collagen nhỏ có thể phân hủy, sau đó các nhà đóng chặt miệng khoang rỗ với miếng bọt được ngâm đẫm phân tử Tideglusib này bên trong.

Sắp tới sẽ không cần tới phương pháp “đổ xi măng” vào răng nữa rồi.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng loại thuốc mới được phát triển này tái tạo lại răng từ trong ra ngoài và điều này có thể khiến cho việc chữa răng dễ dàng hơn trong tương lai: ta không còn cần tới răng giả hay chất hàn trám lấp đầy chỗ rỗng của răng nữa.

Trước đây, loại dược phẩm này được sử dụng để thử nghiệm chữa trị bệnh Alzheimer nhưng trong quá trình nghiên cứu, các nhà lại tìm ra được thêm khả năng chữa trị răng tự nhiên của loại thuốc này.

Nó hoạt động bằng cách kích hoạt tế bào thân trong tủy răng để phát triển thêm men răng, lấp đầy vào những khoảng trống mà bệnh răng miệng gây ra

“Cách thức tiếp cận đơn giản đã khiến cho loại thuốc này trở thành một sản phẩm chữa răng cực kì hiệu quả, đây sẽ là cách thức chữa trị tự nhiên, khi mà nó vừa có thể bảo vệ tủy răng lại vừa khôi phục những vùng men răng đã bị tổn thương”, trưởng ban nghiên cứu, Paul Sharpe từ Đại học King tại London.

Bên cạnh đó, loại thuốc này đã được xác nhận và được thử nghiệm trong chữa trị bệnh Alzheimer rồi, vì thế nó sẽ nhanh chóng được áp dụng vào việc chữa răng.

Sau khi răng bị hỏng bởi tác động bên ngoài hay bởi bệnh sâu răng, phần tủy mềm ở giữa răng sẽ bị lộ ra ngoài. Những vết thương hở ở răng như vậy có thể khiến tủy bị nhiễm trùng. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, cơ thể chúng ta tạo ra một lớp men răng (thứ vật chất tạo nên thành phần chính của một chiếc răng), hoạt động như một lớp đậy mỏng cho phần tủy bên trong.

Nhưng cơ chế phòng vệ tự nhiên này không đủ để bảo vệ răng, vì thế nên ta mới cần tới phương pháp chữa trị nữa. Nha sĩ sẽ khoan một lỗ vào răng và đổ vào đó chất hàn trám để cho răng trở lại trạng thái đặc trước đây. Phương pháp chữa trị này dù hoạt động có phần hiệu quả nhưng thực sự, đây không phải là một cách chữa trị lý tưởng.

“Chiếc răng chúng ta không phải chỉ là một cụm khoáng chất, chúng có những chức năng sinh lý riêng của mình. Chữa trị bằng cách truyền thống chẳng khác nào thay thế mô sống của con người thành một thứ xi măng”, trưởng ban nghiên cứu Sharpe nói.

“Việc lấp đầy khoảng trống của răng vẫn có thể sử dụng được, nhưng nếu ta có thể khiến cho răng tự hồi phục, đó mới là cách chữa trị tốt nhất. Qua đó, ta có thể hồi phục toàn bộ sức khỏe của một chiếc răng khỏe mạnh”.

Quá trình thử nghiệm loại thuốc Tdeglusib này được tiến hành trên chuột bạch trước tiên, để xem quá trình kích hoạt tế bào thân trong tủy sống giúp quá trình phát triển răng đến được mức độ nào. Thuốc được đưa vào khoang trống của răng bằng một miếng bọt collagen nhỏ có thể phân hủy, sau đó các nhà nghiên cứu đóng chặt miệng khoang rỗ với miếng bọt được ngâm đẫm phân tử Tideglusib này bên trong.

Sau một vài tuần thử nghiệm, các nhà khoa học thấy được rằng miếng bọt collagen đã phân hủy hết và khoảng trống của răng đã được men răng lấp đầy. Quá trình này cũng giống như phương pháp lấp răng bằng chất hàn trám vậy nhưng thay vì sử dụng vật liệu nhân tạo, các bác sĩ sử dụng thuốc để kích thích quá trình tái tạo răng. Tác dụng nuôi răng chắc khỏe chắc chắn sẽ lâu dài hơn.

“Ngành nha khoa không chỉ bao gồm việc khoan răng và lấp răng bằng hóa chất, đó còn là nghiên cứu phương pháp giữ cho răng khỏe đẹp”, nhà sinh học tế bào miệng Ben Scheven từ Đại học Birmingham, người không tham gia vào nghiên cứu trên nói.

“Đặc biệt là khi phương pháp chữa răng mới này rất dễ sử dụng và rất rẻ, tôi có thể tưởng tượng ra tương lai mà nó được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám răng”.

Hiện tại, cách thức chữa trị này mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, ta vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận được rằng thuốc này có thể được áp dụng trên người. Nhưng xét tới việc thuốc đã được thử nghiệm trước đây (dù là trong chữa trị Alzheimer), ta cũng vẫn có thể hi vọng thuốc sẽ sớm được đưa vào sử dụng đại trà.

Nguồn: GenK

BÌNH LUẬN