Sự tiến bộ của con người khiến cho quá trình tiến hóa của con người thay đổi khác với tự nhiên

0
806

Nhưng Tiến sĩ Philipp Mitteroecker cho biết: “Mục đích của chúng tôi không phải nhằm chỉ trích sự can thiệp y tế này”.

Tính phi tự nhiên của sinh mổ tiềm ẩn trong đó một vấn đề lớn.

Ngày nay, tiến bộ y tế đã khiến tỷ lệ sinh mổ trên thế giới ngày một gia tăng. Mặt tích cực, nó có thể cứu sống rất nhiều bà mẹ, và cả những đứa trẻ có nguy cơ tử vong cao trong khi sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà nghi ngờ tính phi tự nhiên của sinh mổ tiềm ẩn trong đó những vấn đề lớn.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Vienna, Áo đã xuất bản một trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Họ cảnh báo rằng: Sinh mổ đang làm thay đổi quá trình tiến hóa của con người.

10014086-712138865483322-1777146835-o-1481089172776Ngày càng nhiều phụ nữ sinh mổ khiến quá trình tiến hóa của con người thay đổi

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học ước tính số ca sinh không qua đường âm đạo đã tăng từ 3% trong năm 1960, lên đến 3.6% ở thời điểm hiện tại. Con số này tương đương với sự gia tăng tới 20% các ca sinh mà đứa bé không lọt qua ống sinh của người mẹ. Họ cho rằng xu hướng bất tự nhiên này có thể làm thay đổi quá trình tiến hóa của con người.

Xuyên suốt trong quá trình tiến hóa trước đây của loài người, những đứa trẻ được sinh ra ngày càng có thân hình lớn hơn. Lí do vì những đứa trẻ lớn hơn có khả năng sống sót cao hơn và sức khỏe tốt hơn.

Mặc dù vậy, áp lực tiến hóa này bị kìm chế lại bởi một yếu tố đến từ người mẹ. Khi trẻ sơ sinh ngày càng lớn, khung xương chậu của phụ nữ lại tiến hóa theo chiều hẹp lại. Nó giúp cho họ có thể đứng thẳng và ngăn chặn các ca sinh non.

Hai xu hướng đối lập này có nghĩa là kích thước đầu của trẻ sơ sinh, theo tự nhiên, sẽ phải cân bằng với khích thước khung xương chậu của phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng trong tỷ lệ sinh mổ hiện nay đã làm mức cân bằng này biến mất.

Trước đây, khi đầu một đứa bé quá lớn hoặc khung xương chậu của người phụ nữ quá hẹp, các ca sinh sẽ gặp khó khăn. “Nếu không có sự can thiệp của y học hiện đại, vấn đề như vậy thường gây chết người. Nhưng cái chết này lại nằm trong một chọn lọc tiến hóa”, Tiến sĩ Philipp Mitteroecker, tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Vienna giải thích.

Tự nhiên luôn muốn chặn đứng các gen làm tăng kích thước trẻ sơ sinh và thu hẹp xương chậu, trước khi chúng di truyền sang thế hệ tiếp theo.

Thế nhưng, bởi sinh mổ ngày nay đã cứu sống quá nhiều những bà mẹ có khung xương chậu hẹp và những đứa trẻ có kích thước lớn, các gen ủng hộ xu hướng này ngày càng được di truyền nhiều hơn. “Xu hướng những đứa trẻ sinh ra với kích thước nhỏ hơn đã biến mất do sinh mổ”, Tiến sĩ Philipp Mitteroecker cho biết.

Ông cho biết thêm: “Những người phụ nữ có khung xương chậu hẹp sẽ không thể sống sót ở thời điểm cách đây 100 năm. Nhưng bây giờ, họ đã có thể vượt qua chuyện sinh đẻ và di truyền các gen mã hóa khung xương chậu hẹp cho con gái của họ”.

1745097732-5237656324001-9ab07c048838ed1056b727e08de58d89-tmb2-1481089310214Sinh mổ có lợi ích, nhưng cơ bản đó vẫn là một quá trình phi tự nhiên

Về mặt lý thuyết, các nhà khoa học đã chỉ ra sinh mổ dẫn đến một sự thay đổi trong tiến hóa của con người. Nhưng Tiến sĩ Philipp Mitteroecker cho biết: “Mục đích của chúng tôi không phải nhằm chỉ trích sự can thiệp y tế này”.

Sinh mổ là một tiến bộ y học. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn khi sinh cho những bà mẹ có xương chậu hẹp, nó còn có thể giúp các những người phụ nữ lớn tuổi , những người có nguy cơ rách âm đạo, phụ nữ mang thai có bệnh béo phì hoặc tiểu đường.

Để ý một điều thì tất cả những trường hợp phụ nữ cần sinh mổ phía trên đều đang gia tăng. Thế giới ngày càng có nhiều người béo phì và tiểu đường, ngày càng có nhiều bà mẹ lớn tuổi. Bởi vậy, trong tương lai xu hướng sinh mổ có thể sẽ không thể dừng lại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn mong nó không đến mức khiến tất cả phụ nữ trên thế giới, một ngày nào đó, đều phải sinh mổ. “Tôi hi vọng xu hướng tiến hóa này sẽ tiếp tục, nhưng chỉ nên ở tốc độ chậm”, Tiến sĩ Philipp Mitteroecker nói. “Cái gì cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, tôi không mong đợi một ngày mà đa số phải được sinh ra bằng con đường phi tự nhiên”.

Tham khảo BBC, Iflscience

BÌNH LUẬN