SỐC với những kỉ lục “NHỊN” khủng khiếp nhất của con người

0
3071

Cơ thể con người cho dù rất mỏng manh nhưng sức chịu đựng và sinh tồn không hề thua kém bất kì sinh vật nào trên trái đất.

1. Nhịn ngủ 11 ngày

Vào năm 1965, Randy Gardner đã lập kỉ lục thế giới khi làm một thí nghiệm không chợp mắt trong suốt 264.4 giờ đồng hồ tương đương 11 ngày và 24 phút. Lúc này ông chỉ mới 17 tuổi.

Tuy nhiên, theo John J. Ross, người theo dõi sức khỏe của Randy trong suốt thí nghiệm đã ghi nhận một số vấn đề nghiêm trọng xảy ra cho cơ thể khi ông thức liên tục như thế: mất tập trung, giảm trí nhớ, ảo giác và cả hoang tưởng. Thậm chí, khi Randy làm một phép thử: lấy các số từ 100 trở xuống trừ dần cho 7, ông dừng lại ở con số 65 và hoàn toàn quên mất mình đang làm gì.

Do vậy, giấc ngủ không những giúp cơ thể thư giãn hay giúp đầu óc tỉnh táo để học tập và làm việc hiệu quả mà còn giúp ta phát triển các kĩ năng và cải thiện trí nhớ nữa.

2. Nhịn chớp mắt 44 phút

Năm 2011, tại Northern Territory của Australia, người ta đã tổ chức một cuộc thi đặc biệt để quyên tiền mua một chiếc xe lăn giúp cậu bé tật nguyền đi lại. Đó là một cuộc thi nhìn chằm chằm (So You Think You Can Stare), mọi người ai cũng có quyền tham gia.

Vào chung kết có Fergal “Eyesore” Fleming và Steven “Stare Master” Stagg, cả hai đạt thành tích trên 17 phút, nhưng lần này Steven “Stare Master” Stagg đã bứt lên, thắng cuộc với kỉ lục không chớp mắt 41 phút 59 giây. Sau cuộc thi Stagg thú nhận, cảm giác nhãn cầu sắp bật ra khỏi hố mắt ở phút thứ 35, nhưng do quyết tâm nên ông đã vượt qua “điểm chết” này để về đích an toàn.

3. Nhịn thở 22 phút

Với học hàm tiến sĩ y học, ưa thích yoga, Stig Severinsen người Đan Mạch đã dành phần lớn cuộc đời mình để tập thở khi lặn ngụp. Kết quả, ông đã được trao giải Guinness Thế giới cho nội dung nín thở 22 phút dưới nước. Năm 2010, Stig Severinsen đã nổi tiếng với kỉ lục nín thở được 20 phút 10 giây trong bể đầy cá mập nhưng 2 năm sau, kỉ lục này đã được chính ông xô đổ.

Severinsen tiết lộ, ông thường xuyên luyện tập “ngồi thiền dưới nước” bằng cách đưa khí oxi đầy vào phổi, sau đó tập nín thở trong môi trường nhiệt độ cao, thường trên 30 độ C để giúp tim đập chậm hơn. Ngoài ra, Severinsen còn duy trì trạng thái bình tĩnh, tư tưởng tích cực để giúp cơ thể tiết kiệm oxi ở mức cao nhất.

4. Nhịn ăn nhịn uống 18 ngày

Một người Áo tên Andreas Mihavecz đang nắm giữ kỉ lục của người sống sót lâu nhất mà không ăn hay uống gì trong 18 ngày.

Vào năm 1979, ông đã bị nhốt và bỏ quên trong một hầm ngục. Tiếc là không ai nghe được tiếng kêu cứu của Andreas. Những gì duy nhất ông có thể bỏ bụng chính là hơi ẩm đọng lại trên tường của phòng giam. Kết quả là ông đã sụt mất 24 kg. Mãi đến 18 ngày sau, ông mới được tình cờ tìm thấy và mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Thông thường, con người có thể nhịn đói trong 8 tuần, nhưng nhịn khát thì chỉ trong 8 – 10 ngày mà thôi. Chính vì thế, việc Mihavecz có thể tồn tại sau 18 ngày chỉ có vài giọt nước là cả một kì tích.

Ngoài ra, còn một trường hợp cụ ông người Ấn Độ tên là Prahlad Jani, đã sống “bình an vô sự” sau 15 ngày không cần ăn uống. Năm 2010, cụ Prahlad Jani đã được đưa vào bệnh viện Sterling ở Ahmedabad, Ấn Độ để kiểm chứng theo dõi. Trong suốt 15 ngày, cụ không hề ăn uống, đại tiện lẫn tiểu tiện nhưng sức khoẻ vẫn bình an vô sự.

Tiến sĩ Sudhir Shah, người tham gia trong cuộc kiểm chứng nói trên không khỏi ngạc nhiên: “Chúng tôi đã tiến hành Jani trong 15 ngày liên tục và phát hiện thấy, cụ ông này không hề ăn hoặc uống. Thông thường, ai đó nếu như vậy sẽ chết sau 7 – 8 ngày”. Năm 2003, Shah đã tham gia trong , lúc đó thời gian chỉ kéo dài 10 ngày, điều này thực sự làm cho khoa học quan tâm, nhất là khả năng chịu đói khát của cơ thể, giúp con người tồn tại trong môi trường cực đoan, thiếu cả ăn lẫn uống.

5. Nhịn nghỉ ngơi suốt 68 giờ

Năm 2012, nữ VĐV Kim Allan người New Zealand xuýt xô đổ kỉ lục maratong 486 km của VĐV người Mĩ Pam Reed nắm giữ do sự cố mất toàn bộ móng chân sau 85 giờ chạy liên tục. Nhưng sau 1 năm, Kim Allan đã thành công với kỉ lục vượt đường dài 499 km với thời gian 86 giờ liên tục.

Điều thú vị ở chỗ, Kim Allan lúc đó đã bước vào tuổi 47 lại không hề ưa thích môn thể thao này, mới chỉ tham gia từ năm 2010 để thử sức và được truyền cảm hứng ngay sau khi mắc chứng liệt người năm 2003 do ngựa dẫm phải. Theo Kim Allan, việc chị giành kỉ lục nói trên, ngoài thử sức mình còn để gây quỹ từ thiện, quyên tiền cho người bị chấn thương cột sống.

6. Nhịn trọng lực 437,7 ngày

Valeri Polyakov là một nhà du hành vũ trụ người Nga đã lênh đênh trên vũ trụ ở tình trạng không trọng lực trong suốt 437,7 ngày và xác lập kỉ lục cho chuyến bay vũ trụ dài nhất.

Trước đây, Polyakov từng là một bác sĩ. Ông tình nguyện trải qua chuyến đi dài hơi rời khỏi Trái đất này với mong muốn chứng minh rằng, cơ thể con người có thể chịu đựng được môi trường không trọng lực trong khoảng thời gian đủ lâu để du hành tới sao Hỏa.

Theo ước tính, thời gian ngắn nhất hiện nay để du hành lên sao Hỏa là 7 tháng. Tức là về cơ bản, con người có thể chịu được chuyến đi này.

Tuy nhiên, cơ thể con người, đặc biệt là cơ bắp, được thiết kế để hoạt động dưới tác động của trọng lực Trái đất. Mất đi trọng lực quá lâu, toàn bộ cơ bắp bao gồm cả cơ tim của Polyakov đã yếu đi trông thấy, ngay cả khi ông đã phải trải qua một chế độ ăn uống và luyện tập cực kì gắt gao.

7. Nhịn lên bờ 73 ngày

Khu giải trí Jules Undersea Lodge (JUL), nằm ở ngoài khơi bờ biển Key Largo, Florida được là khách sạn dưới nước duy nhất trên thế giới. Vào cuối năm 2014, nhà sinh vật học Bruce Cantrell và Jessica Fain đã đến đây nghỉ 10 tuần, lập được kỉ lục sống dưới nước tới 73 ngày. Họ đã phá vỡ kỉ lục của phi hành gia Richard Presley () nắm giữ 22 năm là 69 ngày và 19 phút.

Nơi sống của cặp đôi này là khách sạn JUL 3 phòng nằm ở độ sâu hơn 7m nước. Phòng ngủ hình trụ với thiết kế cửa sổ lớn, giúp họ có thể quan sát thế giới sinh vật dưới nước. Không khí, nước và năng lượng được đưa vào qua hệ thống đường ống kết nối trên mặt đất.

Bộ đôi này đã dành thời gian lặn ngụp và thơ thẩn trong thế giới riêng, vừa ngắm thế đại dương vừa thu thập số liệu. Trong số các thông tin thu được giá trị nhất là bếp nấu bằng lò vi sóng dưới đại dương, thức ăn chín nhanh hơn trên đất liền do áp lực cao, nhưng nguy cơ cháy nổ cũng rất lớn.

8. Nhịn đáp máy bay 76 giờ liên tục

Solar Impulse 2 là sản phẩm của công nghệ siêu hiện đại, chính xác hơn là một chiếc máy bay sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời nhờ trên 17.000 tấm pin gom điện. Nhưng tuyệt vời hơn phải kể đến phi công Bertrand Piccard, điều khiển chiếc máy bay này suốt 76 giờ liên tục trong chuyến bay vòng quanh thế giới năm 2016 nhằm quảng bá và tiến bộ mới nhất của ngành hàng không.

Mặc dù Bertrand Piccard là người cầm lái chính trong chuyến bay lịch sử của Solar Impulse 2 vượt Đại Tây Dương, từ đến Hawaii nhưng cùng ông còn có đồng nghiệp Andre Borschberg, người từng lập nhiều kỉ lục tương tự.

Phải nói ngay rằng, đây là những khả năng hiếm có về sức chịu đựng dẻo dai của con người trong môi trường cực đoan. Vì vậy, các bạn nhớ đừng nên bắt chước chỉ để cho vui vì những điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Theo thethaovanhoa.vn

BÌNH LUẬN