Sau khi nhậm chức, ông Trump sẽ muốn làm gì và có thể làm được gì với những lời hứa của mìnhtrong 4 năm tới?

0
624

Việc tiếp theo mà cần làm là thúc đẩy , qua đó giúp khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ mang tính dài hạn của kinh tế Mỹ.

Rất có thể ông Trump sẽ không thể thực hiện được 100% lời hứa của mình. Đó không chi là cuộc chiến giữa những gì Trump muốn làm với hệ tư tưởng của Đảng Cộng Hòa mà còn là cuộc chiến với những nền tảng xưa cũ mà một Tổng thống trước đây đã xây nên
 Chỉ gần chưa đầy 1 ngày (tính theo giờ Mỹ), ông Donald Trump sẽ đọc bài phát biểu nhậm chức của mình tại Washington DC, qua đó chính thức trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Vào lúc này, những gì vị này sẽ làm với kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian 4 năm tới dường như đang trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết, bởi lẽ sau khi giành chiến thắng trước bà Clinton, ông Donald Trump đã thể hiện nhiều quan điểm trái với những gì mà ông đã nói hồi tranh cử.

Mới đây, tác giả, nhà kinh tế, giáo sư đến từ Đại Học Columbia là Joseph Stiglitz đã có một bài viết kỳ công phân tích những điểm đáng chú ý xung quanh những động thái kinh tế mà ông Trump sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ của mình.

Tổng thống mới muốn làm gì và có thể làm được gì trong 4 năm ?

Trước hết về việc “mang việc làm trở lại cho nước Mỹ”, bài viết lập luận rằng trong khoảng 30 năm trở lại đây, các luật lệ của nền kinh tế Mỹ đã dần được sửa đổi để phục vụ lợi ích đa phần của một nhóm nhỏ ­­những người giàu nhất.

Chính những thay đổi này đã gây tổn hại đến toàn thể nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và có thu nhập thấp vốn chiếm tới 80% dân số. Điều này đặt trong bối cảnh toàn cầu hòa được đẩy mạnh đã khiến thương tổn với những người Mỹ ở tầng lớp dưới càng trở nền nặng nề hơn.

Một tin buồn với toàn thể người dân Mỹ rằng chính Đảng Cộng hòa mà ông Trump đang đại diện lại chính là tổ chức ủng hộ trào lưu toàn cầu hóa “cực đoan” nói trên, với việc cực lực phản đối các chính sách làm giảm nhẹ thương tổn cho người Mỹ nghèo và trung lưu. Vì thế, khó mà có thể tin tưởng rằng Trump có thể thực hiện được 100% lời hứa “mang việc làm trở lại nước Mỹ” của mình.

Tác giả phân tích thêm rằng các nền kinh tế mới nổi như và Ấn Độ cũng đang ngày càng tước đoạt nhiều hơn công việc của người Mỹ. Bên­ cạnh đó, việc công nghệ phát triển một cách chóng mặt cũng đã góp phần làm số lượng việc làm trong các ngành công nghiệp giảm sút.

Hệ quả là ông Trump sẽ phải đau đầu để có thể đem lại cho nước Mỹ một số lượng lớn việc làm trong ngành công nghiệp chế biến với mức lương hậu hĩnh như ông đã hứa. Trump có thể mang lại việc làm, nhưng chúng sẽ là những công việc với mức lương thấp, chứ tuyệt nhiên không phải các công việc với mức lương cao như trong những năm 1950.

Việc tiếp theo mà Trump cần làm là thúc đẩy đầu tư, qua đó giúp khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ mang tính dài hạn của kinh tế Mỹ.

Tác giả lập luận Trump rất cần chú trọng việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và . Ngày nay, nước Mỹ ngày càng kém quan tâm vào đầu tư vào những mảng này. Bằng chứng là việc tỉ trọng đầu tư vào cơ bản trong cơ cấu GDP của nước Mỹ hiện nay đang thấp hơn nhiều so với thời điểm nửa thế kỷ trước.

Tiếp theo đó, Trump sẽ cần nhìn tới những cải cách về mặt . Thực tế là hệ thống thụt lùi của nước Mỹ đang ngày càng làm tình trạng bất bình đẳng tăng lên do đã giúp cho những người giàu đang trở nên giàu có hơn.

Theo tác giả Stiglitz, một mục tiêu rõ ràng mà đề án cải cách thuế cần thực hiện là triệt tiêu những đãi ngộ đặc biệt với các khoản lãi từ bán lại tài sản hoặc một khoản đầu tư.

Một mục tiêu khác là cần đảm bảo nữa là yêu cầu tất cả các phải trả thuế đầy đủ. Ở đó, một biện pháp có thể thực hiện là giảm tỷ lệ thuế đối với các công ty đầu tư và tạo công ăn việc làm ở Mỹ, và nâng tỷ lệ thuế với các công ty không làm việc này.

Bài học của lịch sử

Sự bất bình đẳng của nước Mỹ nảy sinh khi kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức hồi những năm 80 đã bắt đầu khoét sâu vào tầng lớp trung lưu và làm lệch đi những lợi ích tăng trưởng để phục vụ cho những người giàu. Dần dà, các chính sách và thể chế của Mỹ đã không theo kịp được những thay đổi này.

Nếu Trump thực sự muốn giúp đỡ những người đã bị bỏ rơi, ông phải vượt qua được trận chiến về hệ tư tưởng từ quá khứ. Vấn đề ở đây được đề cập đến không chỉ là về kinh tế: Nó còn là về nuôi dưỡng một xã hội năng động, cởi mở, và công bằng thực hiện được những lời hứa về những giá trị đáng quý nhất của người Mỹ. Điều này, theo một vài phương diện, có vẻ như trùng khớp với những lời hứa hẹn trong quá trình tranh cử của Trump, nhưng theo nhiều phương diện khác, lại tương phản với những lời hứa của ông Trump.

Những thay đổi luật pháp được dự đoán là sẽ không sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc cách mạng của Reagan, sự kiện đánh dấu một cuộc hành trình đã bỏ lại sau lưng nhiều người Mỹ. Ngược lại, những thay đổi này sẽ khiến cho tình hình thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn, loại bỏ thêm nhiều người nữa ra khỏi giấc mơ của nước Mỹ.

Nguyên Vũ
Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN