Nổi da gà với những sinh vật xấu nhất đại dương

0
1151

Chính vì vậy việc các sinh vật này có màu đen chính là để gia tăng khả năng hấp thụ ánh sáng và không để ánh sáng bức xạ trở lại, điều đó cũng đúng với các sinh vật có màu đỏ.
Bạn biết gì về những loài xấu xí nhất thế giới? Mới đây, một nhà thám hiểm người Nga đã gây ấn tượng mạnh cho cả thế giới khi đăng tải các hình ảnh của những sinh vật kỳ lạ nhất mà anh ta thu được từ những vùng biển sâu lên trang cá nhân của mình.
Những sinh vật kỳ lạ này thoạt đầu nhìn cứ ngỡ là các sinh vật đến từ một hành tinh khác, nhưng trên thực tế thì chúng là những loài đang ẩn cư ở những nơi sâu thẳm, tối tăm nhất của đại dương.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc về các loài sinh vật này đã giúp nhà Roman Fedortsov trở thành một hiện tượng mạng và dấy lên phong trào tìm kiếm các loài sinh vật như thế trên khắp thế giới.

Cá đỏ nước sâu là loài phổ biến ở Bắc Đại Tây Dương, sinh sống ở độ sâu từ 300 đến 1.000m so với mặt nước biển. Cá đỏ nước sâu sinh sản ấu trùng sống tự do, không giống với hầu hết các loài cá đẻ trứng và thụ tinh khác.

Cá vây đen (Aphanopus carbo) là một loài cá ăn thịt, sống ở độ sâu từ 180 đến 1.700 m. Màu da đen đã giúp nó ngụy trang một cách hoàn hảo khi đi săn mồi, và những nạn nhân của nó bao gồm các loài giáp xác và các loài cá nhỏ hơn.

Cá Wolffish Đại Tây Dương (Anarhichadidae) săn mồi bằng cách sử dụng bộ hàm được trang bị bốn đến sáu răng nanh dày của mình, con mồi của nó là những con nhuyễn thể và tôm giáp xác.

Nhà thám hiểm đến từ Murmansk ở vùng Oblast Tây Bắc nước Nga đã cho biết cả cha lẫn ông nội của ông đều là ngư dân, vì vậy công việc tìm kiếm các loài cá là truyền thống của gia đình. Và với công việc hiện tại của ông là phụ trách khâu chế biến cá, ông lại càng có nhiều cơ hội tiếp cận với tất cả các loại sinh vật biển.
Ông đã dành một khoảng thời gian hơn ba tháng tham gia các chuyến thám hiểm trên thế giới bao gồm vùng biển và vùng Đại Tây Dương. “Người theo dõi trang cá nhân của tôi nghĩ rằng mỗi lần chúng tôi kéo lưới lên thì nó sẽ có đầy những con cá phi thường. Nhưng trên thực tế thì nó không phải là sự thật và việc tìm thấy những con cá như vậy rất hiếm khi xảy ra”. “Tôi nghĩ rằng tất cả những loài cá đều đẹp theo cách riêng của họ chúng. Những con cá nguy hiểm thường sống ở sâu trong các biển phía nam và Đại Tây Dương, và hông có gì ở vùng biển phía Bắc cả”.
Đây là hình ảnh của một con nhện biển. Có hơn 1.300 loài nhện biển (pycnogonids) được biết đến và chúng sinh sống chủ yếu ở vùng biển Địa Trung Hải và vùng biển Caribê. Chúng là động vật thân đốt có những chân dài, có hình dáng và khích thước của bàn tay con người. Do kích thước nhỏ nên chúng không có hệ thống hô hấp mà trao đổi khí ngay qua bề mặt da.

Cá bẫy chuột là loài sinh vật biển nhỏ thuộc chi Malacosteus. Chúng tồn tại dưới độ sâu 500m và sở hữu một bộ răng hàm đặc biệt dành cho việc hướng con mồi vào thực quản.

Cá Grenadier (còn gọi là rattails) thuộc họ Macrouridae và nằm trong số những loài cá biển có số lượng dồi dào nhất. Chúng sống ở những bãi đá dày đặc ở độ sâu khoảng 600 đến 900m và tiêu hóa những động vật không xương nhỏ bao gồm tôm và các loài nhuyễn thể.

Nhiều trong số những con cá được phát hiện có màu đen hoặc màu đỏ, đây là biện pháp hữu hiệu để chúng tránh được sự truy lùng của kẻ săn mồi ở những vùng biển sâu. Hầu hết các sinh vật biển tồn tại trong vùng thiếp sáng hay còn được gọi là lớp giữa của đại dương kéo dài từ độ sâu 200 đến 1.000m so với mặt nước biển, và ở đây không thể tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời, một yếu tố cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy việc các sinh vật này có màu đen chính là để gia tăng khả năng hấp thụ ánh sáng và không để ánh sáng bức xạ trở lại, điều đó cũng đúng với các sinh vật có màu đỏ.

Cá nhám mang xếp (Chlamydoselachus anguineus) sống ở độ sâu gần 1.600m. Nó được gọi là “hóa thạch sống” và sở hữu một cơ thể vô cùng linh hoạt phục vụ cho những màng tấn công con mồi bất ngờ, và thường thì không có con mồi nào có thể thoát khỏi nó.

Đây là loài cá đuối Raja sống ở độ sâu khá nong từ 10-60m trong vùng nước ven biển của châu Âu và biển Đại Tây Dương, thức ăn chính của chúng là cua, tôm và loài cá nhỏ.

Cá răng nanh (Anoplogaster cornuta), so với kích thước của bản thân thì nó đang sở hữu hàm răng nanh lớn nhất(kích thước răng so với cơ thể). Trên lý thuyết thì loài cá này sống ở độ sâu 5.000m, tuy nhiên chúng thường được tìm thấy từ 200 đến 2.000m hơn.

Con cá mập Basking (Cetorhinus Maximus), là loài cá lớn thứ hai thế giới sống ở độ sâu ít nhất 910m so với mặt nước biển. Con cá mập Basking này có thể lọc động vật phù du, cá nhỏ, và động vật không xương sống từ 1.800 tấn nước biển mỗi giờ.

Cá monkfish khổng lồ (Lophious Piscatorious) và có nguồn gốc từ châu Âu và được bắt phổ biến bởi các ngư dân Biển Bắc. Nó sống trong vùng nước tương đối nông từ 800-1000m và có dạ dày có khả năng dản nở, cho phép nó có thể nuốt ngay cả đồng loại của mình.

Cá thỏ(Chimaera monstrosa) sống ở độ sâu từ 40 đến 1,660m và có thể gây độc nhẹ.

Cá hồi (Echeneidae) có một cơ quan đặc biệt trên phần đỉnh đầu giúp nó có thể dễ dàng bám chặt vào người các loài cá lớn hoặc rùa để di chuyển theo chúng.

(Nguồn ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN