Những thói quen đang giết chết cơ thể bạn mỗi ngày

0
782

Có những việc bạn thường xuyên làm như một ở những vùng cấm trên cơ thể. Hãy dừng lại ngay lập tức và đừng bao giờ đụng chạm vào chúng nếu không muốn gặp nguy hiểm.
Những việc mà bạn có thể làm hàng ngày như đầu đen, nhổ tóc bạc,.. tưởng chừng như rất đơn giản nhưng bạn sẽ không thể ngờ được nó lại vô cùng nguy hiểm. Kể từ bây giờ hãy bỏ ngay những thói quen tai hại này.
1. Nặn mụn đầu đen
Mụn đầu đen là sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn bên dưới lỗ chân lông khi tiếp xúc với không khí gây nên. Hầu hết cả nam và nữu đều mắc phải tình trạng này. Mọi người luôn cảm thấy khó chịu, chướng mắt khi nhìn thấy chúng nên lúc nào họ cũng muốn giải phóng chúng đi ngay lập tức. Chúng ta luôn luôn nặn chúng như một thói quen và đặc biệt là dùng tay để nặn. Nhưng bạn có biết rằng bàn tay là nơi chứa rất nhiều vì thế khi dùng tay nặn mụn những đó sẽ tiếp xúc vào da gây ra tình trạng mụn nghiêm trọng hơn, khiến cho da trở nên xấu đi.

Khi nặn mụn những vi khuẩn ở tay sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn thậm chí có thể hình thành nên mụn mủ.

Nhiều người còn lựa chọn dùng cây nặn mụn để nặn mụn. Tuy nhiên, việc này cũng không mấy khả thi hơn so với dùng tay. Vì khi dùng cây nặn mụn sẽ phải tạo một lực rất mạnh ấn xuống để lấy được nhân mụn. Việc này sẽ làm cho da bị tổn thương, lỗ chân lông to ra hay có thể để lại sẹo và mụn sẽ dễ lây lan trên khắp khuôn mặt.

Việc dùng cây nặn mụn sẽ làm cho da bị tổn thương, lỗ chân lông to ra hay có thể để lại sẹo và mụn sẽ dễ lây lan trên khắp khuôn mặt.

2. Cắn móng hoặc cắt móng tay quá sâu
Một trong những thói quen cần phải loại bỏ ngay đó chính là cắn móng tay. Do thiếu vitamin nên móng tay thường hay bị xước, nhiều người thường cắn nó đi thay vì dùng cây bấm móng. Các đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay. Khi bạn rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay. Khi cắn móng tay cũng chính là lúc đưa vi khuẩn vào người.

Khi cắn móng tay cũng chính là lúc đưa vi khuẩn vào người, dẫn đến các bện nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cắt móng tay quá sát dễ cắt chạm vào da, làm tổn thương da vùng đầu ngón tay gây đau và viêm nhiễm. Lúc ấy những vi khuẩn sẽ tấn công gây viêm da và khiến chúng bị tổn thương. Tệ hơn là khi chúng dùng tay bóc thức ăn thì các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cắt móng tay quá sát dễ cắt chạm vào da, làm tổn thương da vùng đầu ngón tay gây đau và viêm nhiễm.

3. Nhổ tóc bạc
Tóc bạc thường gâu cảm giác khó chịu cho nhiều người bởi màu tóc không được bình thường như mong muốn nên họ chỉ muốn tiêu diệt chúng tận gốc. Trên thực tế, nhổ tóc bạc chỉ là biện pháp tạm thời bởi sợi tóc mọc lại sẽ vẫn màu xám. Bởi một khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã chết, tóc không thể đen trở lại.

 

Nhổ róc bạc là thói quen của nhiều người song chúng vẫn mang lại nhiều tác hại. Đây là một thói quen không tốt cho tóc.

Bằng cách kéo mạnh sợi tóc, bạn gây tổn thương cho cả da đầu lẫn nang tóc. Lặp đi lặp lại thói quen này quá nhiều lần khiến tóc mọc chậm và ngày càng mỏng. Bạn có thể sẽ bị hói khi hay thậm chí là nổi mụn ngọt trên da đầu.

Thói quen này khiến cho tóc mọc chậm và mỏng đi và bạn sẽ có nguy cơ bị hói.

4. Gãi vết
Thông thường khi bị muỗi đốt, ngay lập tức phản ứng của chúng ta là đưa tay lên và… gãi. Nhưng nên nhớ bị ngứa do muỗi đốt thì đừng nên gãi vì nó không giúp cho bạn đỡ ngứa hơn mà còn ẩn chứa những nguy hiểm.

 

Muỗi đốt thường gây ngứa cho da tuy nhiên tuyệt đối không nên gãi chúng.

Bởi vì khi gãi sẽ làm trầy xước da, khi đó vi khuẩn ở móng tay sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng máu làm cho da bị nổi mẫn đỏ. Hay biết kiềm chế để không gãi và tìm những phương pháp hiệu quả hơn để giảm bớt cơn ngứa này như bôi thuốc hay chườm đá.

Khi gãi sẽ làm trầy xước da, khi đó vi khuẩn ở móng tay sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng máu làm cho da bị nổi mẩn đỏ.

5. Chọc phần bị rộp
Đôi khi da của bạn xuất hiện các nốt phồng rộp có hình dạng giống mụn nước do bị phỏng hay do cọ sát nhiều. Nhiệt độ cao khiến cho các tế bào bị chết đi. Chính tình trạng này đã làm giải phóng ra các cất trung gian, các chất này thoát ra bên ngoài và tạo ra nốt phồng rộp. Các nốt phồng rộp xuất hiện giống như một lớp chất lỏng có tác dụng ngăn nhiệt bên ngoài tác động tới vùng mô bên trong nhằm hạn chế vết bỏng lan rộng và sâu hơn. Bởi thế đừng dại dột mà chọc thủng chúng đi.

Đừng dại dột chọc thủng phần rộp vì có thể sẽ rất nguy hiểm.

Để vùng da non mới hình thành không bị thâm, hoặc làm chảy máu, gây nhiễm khuẩn vùng da non, bạn nên để nốt phồng rộp tự tiêu, để da khô tự chết và bong ra rồi rụng đi. Nhưng nếu vô tình làm vỡ vết phồng rộp bạn nên vệ sinh lại vùng da ở vết thương bằng nước muối sinh lý rồi mới sử dụng sản phẩm đặc trị và sau đó băng vết thương lại để tránh da non bị tổn thương bởi tác nhân bên ngoài.

Hãy biết xử lí đúng cách khi vết phồng rộp bị vỡ để tránh gâu tổn thương cho lớp da non.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN