Đáng lo ngại hơn, một giả thuyết trái chiều lại cho rằng, dường như chúng ta đang dần trở nên kém thông minh hơn. Điều này có thể là do chế độ ăn uống thiếu protein, nhưng cũng có người cho rằng cuộc sống chúng ta bây giờ theo xu hướng phân công lao động và chúng ta không phải suy nghĩ hay sáng tạo gì nhiều.
1. Tay tiến hóa để dễ dàng thực hiện các cú đấm
Tiến hóa là một cuộc chạy đua qua hàng tỉ năm, lòng bàn tay ngắn và ngón tay phát triển dài hơn để dễ dàng cầm nắm các vật. Bàn tay nắm chặt sẽ giúp chúng ta tạo ra một cú đấm mạnh mẽ hơn mà không làm tổn thương bản thân.
Khi chúng ta siết chặt nắm tay, các miếng đệm đầu ngón tay sẽ dễ dàng tiếp xúc với miếng đệm ở lòng bàn tay, tạo thành một nắm đấm chắc khỏe. Khác với chúng ta, tinh tinh có lòng bàn tay dài do đó nắm đấm của chúng yếu hơn.
2. Não con người đang dần nhỏ đi
Chắc hẳn mọi người đều biết rằng não chúng ta thực sự nhỏ hơn trong 20.000 năm qua. Kích thước não trung bình đã giảm về kích thước của một quả bóng tennis, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích chắc chắn cho vấn đề này. Có một vài lí thuyết cho rằng bộ não nhỏ hơn sẽ hiệu quả hơn vì các tín hiệu sẽ được truyền đi nhanh hơn. Còn một số khác nghĩ rằng đây là kết quả của việc thuần hóa bản thân.
Đáng lo ngại hơn, một giả thuyết trái chiều lại cho rằng, dường như chúng ta đang dần trở nên kém thông minh hơn. Điều này có thể là do chế độ ăn uống thiếu protein, nhưng cũng có người cho rằng cuộc sống chúng ta bây giờ theo xu hướng phân công lao động và chúng ta không phải suy nghĩ hay sáng tạo gì nhiều.
3. Khả năng ném giúp chúng ta trở thành con người
Ít ai ngờ, kĩ năng ném bóng của các cầu thủ bóng chày tiến hóa từ tổ tiên của chúng ta. Loài người trong quá khứ đã học ném đá cũng như các mũi lao bằng gỗ để hỗ trợ trong quá trình săn bắt 2 triệu năm về trước.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm ra lí do vì sao con người ném tốt như vậy. Trong khi ghi lại quá trình ném bóng của các vận động viên bóng chày tại các trường đại học, các nhà khoa học nhận ra rằng, vai của con người hoạt động như súng cao su thông qua việc dự trữ và giải phóng năng lượng trong quá trình ném. Một số đặc điểm của phần thân người, vai và tay cũng tiến hóa để giúp chúng ta dự trữ năng lượng.
Những kĩ năng ném này cho phép tổ tiên chúng ta săn bắt những loài động vật lớn. Quá trình tiêu thụ thịt hỗ trợ quá trình tiến hóa của não bộ và cơ thể, cho phép chúng ta di chuyển đến những vùng đất mới. Vì vậy khả năng ném cũng giúp chúng ta trở thành con người.
4. Khuôn mặt của chúng ta tiến hóa để thích nghi với các cú đấm
Người ta đã từng cho rằng cấu trúc xương cứng của khuôn mặt chỉ để làm tăng sưc mạnh khi cắn, và giúp chúng ta giải quyết các loại thức ăn cứng. Hiện nay, các nhà khoa học tại Đại Học Utah nghĩ rằng, xương mặt còn có một công dụng khác là bảo vệ chúng ta trước những cú đấm.
Để thích ứng với những cuộc ẩu đả trong quá trình sinh tồn, các bộ phận của khuôn mặt dễ bị thương khi đánh nhau như xương hàm, xương gò má, hốc mắt đã trở nên dày hơn và mạnh hơn theo thời gian.
Ngoài ra, khuôn mặt nam giới cũng cho thấy những biểu hiện của sự thích nghi tốt với những cú đấm hơn khuôn mặt của nữ giới. Điều này chỉ ra rằng, những con vượn đực xảy ra tranh chấp với nhau nhiều hơn.
5. Người Hobbits thật sự tồn tại
12.000 năm trước, có một loài Homo floresiensis, biệt danh là hobbit (người lùn) sinh sống trên đảo Flores ở Indonesia. Những người Flores này có thể sử dụng công cụ bằng đá, biết cách đánh lửa, nhưng chỉ cao khoảng một mét – chiều cao trung bình của trẻ 3 tuổi.
Khi các nhà khảo cổ tìm được các bộ xương của người Flores lần đầu tiên, các cuộc tranh luận đã đưa đến câu hỏi liệu đây là một giống loài riêng biệt hay đều cùng họ với con người hiện đại? Tuy nhiên, các bằng chứng có vẻ nghiêng về giả thuyết Flores là một loài riêng biệt. Nhiều người còn cho rằng Homo floresiensis thực sự có liên quan đến các truyền thuyết dân gian địa phương về Ebu Gogo – sinh vật nhỏ, lông lá, đói khát sống trong những khu rừng ở Indonesia.
6. Sự tiến hóa của bộ ngực
Việc bộ ngực con người nhô ra hơn so với các loài linh trưởng khác là vì sự tiến hóa của bộ não. Tổ tiên chúng ta đã ngày càng thông minh hơn nhờ sự gia tăng thể tích của bộ não. Điều này kéo theo những sự thay đổi của sọ và mặt, xương trán nhô ra, xương hàm thụt vào, bộ mặt trở lên phẳng hơn. Cấu tạo miệng cũng thay đổi, lưỡi và các cơ của lưỡi thay đổi để phát triển tiếng nói.
Chính vì cấu tạo của bộ mặt phẳng hơn, nên nếu bộ ngực vẫn cứ “phẳng” thì có thể làm cho vú lấp vào mũi em bé khi bú khiến em nghẹt thở. Hay nói cách khác, bộ ngực đã tiến hóa theo sự phát triển của bộ não. Chỉ các loài linh trưởng khác có bộ não nhỏ, xương hàm nhô ra như khỉ, voọc… mới có thể thoải mái bú vú “lép” của mẹ mà không sợ bị ngạt.
7. Chúng ta được hình thành chủ yếu từ DNA “rác”
Khi bộ gen người được giải mã, người ta đã phát hiện ra rằng hầu như tất cả các DNA (khoảng 98%) được gọi là “phi mã”. Điều này có nghĩa là nó không mã hóa cho một protein. Đây là một minh chứng tuyệt vời của quá trình tiến hóa lộn xộn và rối loạn. DNA không phải là một quá trình thiết kế với điểm khởi đầu và kết thúc, nó là một loạt các đột biến ngẫu nhiên, thử và sai.
Lí do tại sao các đột biến ngẫu nhiên vẫn diễn ra là vì nó không làm tổn thương bất cứ ai. Các DNA không mã hóa không có bất kì ảnh hưởng nào đến việc sinh sản thành công. Thuật ngữ “DNA rác” có lẽ không được công bằng cho lắm, bởi vì DNA không mã hóa cho một protein không có nghĩa nó được hình thành vô mục đích. Phần lớn các DNA này giúp điều chỉnh các DNA đã được mã hóa và ngăn ngừa đột biến.
8. Tại sao con người mất lông khi tiến hóa?
Một gợi ý cho rằng, tổ tiên của chúng ta cần lông để giữ mát khi di chuyển trên cỏ savan nóng bỏng của Châu Phi.
Ý kiến khác cho rằng, mất lông đã giúp chúng ta tránh khỏi kí sinh trùng và các bệnh có thể lây lan.
Một ý tưởng không chính thống, thậm chí gợi ý con người ít lông phát triển từ tổ tiên của chúng ta trong một thời gian ngắn thích nghi cho một cuộc sống gắn bó nhiều với nước. Tuy nhiên, giả thuyết này bị thực tế phản bác mạnh mẽ. Hầu hết các động vật có vú sống dưới nước lại có lông dày đặc.
9. Có thể loài người không tiến hóa từ vượn
Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi…(“How Much DNA Do We Share With Chimps?” Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1)
10. Con người vẫn tiếp tục tiến hóa?
Bạn có thể nghĩ rằng con người là đỉnh cao của sự tiến hóa, nhưng Mẹ Thiên Nhiên lại không nghĩ như vậy. Con người vẫn phải chịu áp lực từ sự tiến hóa. Một trong những điểm nổi bật là khả năng kháng bệnh. Có rất nhiều gen đã phát triển trong vài nghìn năm qua để chiến đấu với bệnh tật và tiêu biểu là chống sốt rét.
Tuy nhiên, bên cạnh giả thuyết này là ý kiến cho rằng, con người đã chạm giới hạn tiến hóa. Nguyên nhân sự ngừng tiến hóa của con người là do những tiện nghi bao bọc. Theo đó, thay vì rèn luyện chịu rét tốt hơn con người mặc áo ấm, thay vì luyện tập để lặn sâu thở lâu thì con người đeo bình khí nén… Tất cả sự lười biếng trên làm con người không thay đổi gì.
Trong quá trình các nhà khoa học khám phá lịch sử tiến hóa của con người, rất nhiều thông tin được tìm thấy để giải thích việc quá khứ đã tạo hình con người hiện đại như thế nào. Kì thú hơn là việc những sự kiện bất ngờ xảy đến có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành nên chúng ta hiện giờ.