Người Nhật đã 4 lần mang quốc hoa sang VN trồng đều thất bại nhưng một ông lão người Việt lại trồng được cả 1 rừng hoa anh đào ở Điện Biên

0
1831

Gieo 10 hạt thì được 9 cây. Sau, Đại sứ quán Nhật xin lại 5 cây, còn lại 4 cây vẫn tiếp tục trồng trên đảo. Từ số cây giống này, ông nhân tiếp thêm hàng nghìn cây.

Ảnh minh họa. Nguồn: Japan Times.

Trong buổi trò chuyện với các bạn trẻ mới đây, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đã tâm sự: “Tôi từng chia sẻ: Mỗi lần đọc trên báo có tin cử nhân, kỹ sư về quê trồng rau, thả cá, nuôi gà, tôi lại vui và thấy đó là tín hiệu mừng cho đất nước. Nhưng sau đó có người ‘ném đá’ tôi”.

“Người ta nói Ông cứ thử về quê xem!”.

TS. Lộc chia sẻ ông đã thấy thực tiễn là nhiều bạn trẻ đã chọn về quê và nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp thành công trên mảnh đất quê nhà.

Mà đâu cần phải là các bạn trẻ, một ông cụ đã 70 tuổi cũng đã khởi nghiệp nông nghiệp thành công ở miền núi Tây Bắc với “Đào hoa đảo”.

Ông cụ đó là Trần Lệ, một Việt Nam đã gây dựng được một đảo ở Việt Nam – điều mà người Nhật với những chuyên gia nông nghiệp hàng đầu đã 4 lần trồng thử nhưng đều thất bại.

“Phần lớn anh đào Nhật tặng, mang cho Việt Nam đều không phát triển. Nhưng doanh nhân Trần Lệ với 10 hạt anh đào đầu tiên do các bạn tặng hiện đã xây dựng nên một đảo hoa anh đào ở Mường Phăng – Điện Biên”, TS. Lộc kể.


Những bông hoa anh đào ở Mường Phăng. Ảnh: Zing.

Đảo hoa Mường Phăng là nơi duy nhất ở Việt Nam trở thành cái nôi của hoa anh đào. Hiện mỗi cây anh đào đấy có thể bán được với giá vài trăm triệu đồng.

“Đây là 1 đã trưởng thành, khởi nghiệp từ những hạt hoa anh đào bé nhỏ. Ông Trần Lệ năm nay 70 tuổi”, ông Lộc nói.

Việc trồng hoa anh đào tại Mường Phăng chính thức bắt đầu năm 2006, khi một cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tặng ông Lệ 10 hạt giống anh đào để ươm tại Việt Nam.

Gieo 10 hạt thì được 9 cây. Sau, Đại sứ quán Nhật xin lại 5 cây, còn lại 4 cây vẫn tiếp tục trồng trên đảo. Từ số cây giống này, ông nhân tiếp thêm hàng nghìn cây.

Doanh nhân Trần Lệ nguyên là tiến sỹ chuyên ngành sinh học học ở một trường đại học tại Hungary. Về nước, ông làm công việc tại Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam. Ông đã rời viện nghiên cứu và chọn một hoang để khởi nghiệp bằng những hạt giống hoa anh đào nhỏ nhoi đầu tiên.

Từ câu chuyện trên, ông Lộc cho biết bên cạnh thông tin các doanh nhân sắt, thép, , các cử nhân cao đẳng, đại học cũng cũng có thể chọn cách về quê làm nông, nhưng với mô hình mới, công nghệ mới, và làm nông nghiệp kết nối toàn cầu, chứ không phải làm nông nghiệp gắn với con trâu như trước.
Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN