Lời tự thú của một con nghiện điện thoại: tôi thức dậy lúc 2 giờ mỗi sáng để dùng điện thoại!

0
1905

Cục sạc của tôi từng được đặt trên kệ ngay cửa trước. Mỗi tối, tôi cắm sạc tại đó trước khi tiến về phòng ngủ.


Cục sạc điện thoại của tôi từng được đặt trên kệ ngay cửa trước. Mỗi tối, tôi cắm sạc điện thoại tại đó trước khi tiến về phòng ngủ.

Tôi nhớ rõ chi tiết này bởi một ngày nọ, vợ tôi bắt đầu mang điện thoại của cô ấy lên giường và khiến tôi rất bực mình. Thứ thiết bị sáng lập loè kia trông như một kẻ xâm nhập không cần thiết và chẳng được chào đón trong không gian riêng tư của chúng tôi, luôn muốn sự chú ý và phá hỏng trật tự tự nhiên của mọi thứ. Tại sao lại phải dùng điện thoại khi bạn có thể xem TV hay đọc sách? Và liệu có ảnh hưởng không khi đặt một thiết bị không dây gần đến vậy?

Thế rồi khoảng 3 năm trước, tôi gạt bỏ thành kiến và mang cục sạc iPhone đến chiếc bàn cạnh giường của mình. Rất hợp lý đấy, bởi chiếc điện thoại có thể sạc được qua đêm mà vẫn trong tầm tay trong trường hợp tôi có tin nhắn lúc nửa đêm. Vào sáng sớm, tôi có thể kiểm tra email công việc. Thậm chí chức năng báo thức của iPhone còn thay thế cả chiếc đồng hồ radio Sony trong phòng chúng tôi.

Một đêm nọ, tôi thức giấc lúc nửa đêm và chẳng thể ngủ lại được. Chẳng nghĩ gì nhiều, tôi cầm điện thoại lên và lướt qua những tít báo và các bài đăng trên . Tần suất “bữa ăn khuya” này ngày một tăng lên, nhiều đến nỗi tôi bắt đầu tự hỏi liệu có phải mình cố tình thức dậy lúc 1 hoặc 2 giờ sáng chỉ để cập nhật thông tin mới nhất về lão Trump, một trận lũ lụt hay ở nơi xa tít tắp nào đó, hay chỉ để xem liệu một người bạn đang sống ở một múi giờ khác có đăng gì đó mới hay không.

Đây có phải là điều xấu không? Nếu chiếc điện thoại không ở đó, liệu tôi có nằm im, thức thêm khoảng 1 tiếng trước khi ngủ trở lại không? Hay liệu thói quan mới này có khiến lịch trình ngủ của tôi bị xáo trộn, và có thể gây tổn thương về mặt tinh thần đối với tôi không?

Tôi không biết câu trả lời cho những câu hỏi đó. Nhưng tôi biết rõ rằng sức cám dỗ của chiếc điện thoại trong đời sống thường ngày của tôi, và của nhiều người khác, là rất mạnh mẽ. Dù trên bàn ăn tối hay trên ghế tài xế, mọi người tôi biết đều rất khó khăn trong việc rời xa một thiết bị mà thậm chí 11 năm trước còn chưa tồn tại.

Thật đáng suy ngẫm. Và kèm một chút đáng sợ nữa.

Bình tĩnh, nhưng đừng chỉ nên cố gắng

Người ta rất dễ hoảng loạn trước một mới. Mọi người đã lo lắng về việc mất tập trung từ ngay MTV phát sóng, và có lẽ trước đó nữa. Khi radio phát triển mạnh vào thập niên 1920, có người còn cho rằng nó khiến trí tuệ bị ảnh hưởng.

Trước cả TV và radio, người ta đã kêu gào về tác động lên sức khoẻ của các công nghệ mới, và thường mường tượng về chúng với những hiệu ứng thực sự kinh khủng. Khi đường sắt mới được xây dựng, một số người lo ngại rằng phụ nữ không nên đi tàu hoả vì tốc độ trên 50 dặm/giờ có thể khiến… tử cung bay ra khỏi cơ thể?!

Bất kỳ công nghệ mới nào làm thay đổi những của chúng ta – cách chúng ta dùng thời gian, nhìn nhận của chúng ta về không gian hay cách chúng ta tương tác với nhau – đều có khả năng gây ra những mối lo lắng trong xã hội.

chắc chắn gây ra tất cả những thứ nói trên.

Nhưng trước khi bỏ qua bất kỳ mối quan ngại nào về tác động của smartphone với lý do chỉ là sự hoảng loạn vô căn cứ, chúng ta cần nhìn kỹ hơn.

Bởi, không như mọi công nghệ mới khác, rõ ràng rằng một vài phần nào đó trong sự ám ảnh smartphone của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có.

Những nhà sản xuất thiết bị và ứng dụng điều hành mô hình của họ – trực tiếp hoặc gián tiếp – đều dựa trên việc chúng ta thường xuyên sử dụng thiết bị, và họ thiết kế, điều chỉnh thiết bị theo hướng đó.

Ví dụ, chúng ta đều thích nhận được “like” trên mạng xã hội với cùng lý do như những người đánh bạc muốn thấy 3 quả dưa hấu xếp hàng ngang trên máy đánh bạc: đó là một phần thưởng biến số, một trong những khái niệm lớn nhất trong lĩnh vực tâm thần học hành vi.

Nir Eyal, tác giả cuốn “Hooked: How to Build Habit-forming Products” – cuốn kinh Thánh cho việc quản lý sản phẩm tại Thung lũng Silicon – cực lực phản đối quan điểm smartphone gây nghiện (một thứ chỉ gây nghiện khi nó vượt lên ý chỉ muốn dừng lại của bạn) và tranh cãi rằng việc thiết kế các sản phẩm có khả năng hình thành thói quen là hợp với đạo đức.

Nir Eyal

Nhưng sự thực là các sản phẩm thu hút sự chú ý của chúng ta lại được sản xuất bởi các tập đoàn có lợi nhuận, và các tiêu chuẩn đạo đức chỉ có giá trị nếu chúng không xung đột với lợi nhuận.

CEO Facebook, Google và Apple – những trụ cột của thời đại smartphone – đều có trách nhiệm phải gởi cho Wall Street một bản báo cáo tiến độ kinh doanh của họ mỗi 90 ngày. Và cho dù các báo cáo này dựa vào thời lượng người dùng đổ vào một ứng dụng, hay doanh số thiết bị bán ra để sử dụng các ứng dụng kia, Wall Street chỉ muốn một thứ: nhiều hơn nữa!

Hậu quả của thói quen dùng điện thoại

Còn rất lâu nữa chúng ta mới hiểu được tường tận hậu quả của thói quen dùng điện thoại của mình. Thế hệ trẻ đang lớn lên ngày nay sẽ không bao giờ biết được không có smartphone là như thế nào, cũng như hầu hết người lớn ngày nay không biết được thế giới không có TV, máy bay và xe hơi.

Liệu việc sử dụng smartphone quá mức của chúng ta là có dóng lên một hồi chuông cảnh báo? Hay nó đơn giản chỉ là một kết quả tự nhiên của công nghệ đang hình thành từng ngày? Liệu chúng ta có nhận thức được những thứ mình sẽ phải hi sinh cho quá trình đó hay không?

Đó là một cuộc tranh luận đang ngày một trở nên quan trọng. Tốc độ quá nhanh của sự cải tiến làm cho các thiết bị và ứng dụng trở nên cuốn hút và không thể cưỡng lại được. Đây rõ ràng là thời điểm thích hợp để đọc và suy ngẫm về điều đó, ngay cả khi bạn đang đọc nó trên điện thoại của mình vào lúc 2 giờ sáng!

Tham khảo: Business Insider

BÌNH LUẬN