Bài học giữ bình tĩnh từ chuyên gia phá bom Hải quân Mỹ

0
1210

Đối phó với áp lực, căng thẳng như một chiến binh thực thụ: Hải quân Mỹ tiết lộ bí quyết 3 bước để bình tĩnh trong mọi tình huống

Ai cũng muốn bình tĩnh trước mọi áp lực trong cuộc sống. Dù có vô số bài về vấn đề này, ta vẫn luôn tự hỏi: “Liệu những lý thuyết này có thực sự hữu ích ngoài đời thực?”

Liệu ai có thể giữ bình tĩnh ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất mà ta có thể hình dung ra được?

Câu trả lời có lẽ chỉ có một: biệt đội rà phá bom mìn của Hải quân Mỹ. Đây là những người mà công việc hàng ngày là tháo ngòi ngư lôi dưới nước, vô hiệu hóa vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, thậm chí là cả vũ khí hạt nhân.

Một chuyên gia trong biệt đội – người từng đối mặt với những nguy hiểm khủng khiếp tại Iraq và Afghanistan – đã tiết lộ bí quyết 3 bước để giữ bình tĩnh trước áp lực, ngay cả trong những tình huống cận kề cái chết.

Tránh xa “hang thỏ” và học cách đánh giá tình huống

Khi một điều tồi tệ xảy ra, bạn bắt đầu lo lắng và suy nghĩ liên tục. Bạn cảm thấy mình sắp sửa rơi vào trạng thái hoảng loạn. Não bạn bắt đầu bị lấp đầy bởi các câu hỏi: “Khi nào thì X xảy ra? Khi nào thì Y tới? Nếu cái này xảy ra thì sao? Nếu cái kia xảy ra thì sao?”

Các chuyên gia bom mìn của Hải quân Mỹ cho biết, tình trạng này được gọi là “hang thỏ”. Nếu bạn “chui xuống” dưới đó, mọi chuyện sẽ trở nên tệ đi nhanh chóng.

“Khi đối mặt với những quả bom tự chế, bạn rất dễ bị rơi vào ‘hang thỏ’. Trong đầu bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi: ‘Nếu chúng cài đặt công tắc này thì sao? Nếu đây là loại bom mới thì sao? Nó có thể là cái này, cái kia, hoặc 10.000 thứ khác nhau hoàn toàn…,” vị chuyên gia giấu tên cho biết.

Thay vào đó, bạn cần làm một điều mà các chuyên gia bom mìn gọi là “đánh giá hiểm họa”. Nghĩa là, bạn phải nhìn nhận tình huống một cách khách quan và đặt câu hỏi: “Đây là loại vấn đề nào?”

Hãy nghĩ đến những tình huống tương tự mà bạn đã gặp phải. Bạn đã giải quyết như thế nào? Điều gì đã giúp ích? Nếu bạn chưa từng ở trong tình huống giống hệt vậy, hãy khái quát hóa vấn đề. Có thể bạn đã trải qua những tình huống na ná, hoặc nhìn thấy ai đó làm rồi.


Tận dụng kinh nghiệm sẵn có là điều giúp các chuyên gia bom mìn thuộc Hải quân Mỹ giữ được bình tĩnh và xử lý tình huống nguy hiểm, trước cả khi họ tiếp cận thiết bị nổ. y .

“Các chuyên gia bom mìn đã tự phát triển một giác quan thứ sáu. Một số người đã từng thấy và xử lý 300-400 thiết bị. Chỉ cần nhìn tình huống, họ cũng đã biết qua đây là loại bom gì.”

Nó cũng sẽ giúp bạn sáng suốt ngay cả trong những hoàn cảnh éo le nhất của cuộc sống thường ngày.

Lạc quan và tập trung vào những điều có thể làm được

Vị chuyên gia rà phá bom mìn này từng phải đối mặt với một tình huống cực kỳ “sống còn”: bị mắc kẹt khi đang tháo ngòi một quả thủy lôi dưới nước, không thể cựa quậy chân tay.

“Tôi vẫn thở được, nên đây là một dấu hiệu tốt. Giờ tôi có thể làm gì tiếp?” Những suy nghĩ như thế này chính là “nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề”. Theo một nghiên cứu , lạc quan cũng là một trong những yếu tố giúp các cựu binh Mỹ sống sót qua nhiều cuộc chiến.

Nhờ lạc quan nhưng vẫn thực tế, vị chuyên gia phá bom này đã giữ được bình tĩnh và tập trung vào những điều mà anh có thể làm được, từ đó từng bước giải quyết vấn đề.


“Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì để cải thiện tình huống, hãy làm ngay. Chỉ khi bạn không biết mình phải làm gì, không nghĩ ra một giải pháp nào, đấy mới là tình huống nguy cấp thực sự, chứ không phải bị mắc kẹt.”

Vì thế, trong cuộc sống, chỉ cần bạn lạc quan và tỉnh táo, áp lực hay căng thẳng sẽ không khiến bạn hề hấn gì.

Quan trọng nhất: Tìm hiểu xem bước tiếp theo là gì

Chúng ta luôn sợ những gì mình không biết, bởi lẽ não bộ sẽ bắt đầu nghĩ ngợi. Quá lo lắng, bạn sẽ dễ rơi vào “hang thỏ”.

Bí quyết để bình tĩnh và tập trung trong trường hợp này là quyết định xem mình cần phải làm gì tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nghĩ ngợi lung tung và lo lắng quá mức.

“Khi bạn đang ở trong tình huống ngặt nghèo, cần làm gì đó để xử lý thiết bị nổ trước mặt, bạn sẽ phải biết bước tiếp theo là gì. Khi bạn biết rồi, hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào điều đó.”


Nếu bạn không thể nghĩ ra bước tiếp theo và trở nên hoảng loạn, hãy xem xét tất cả các khả năng vụt qua trong đầu mình. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân: “Chúng có thực sự hữu ích không?” và đưa ra một quyết định.

“Lần duy nhất tôi sợ hãi là khi tôi không biết mình phải làm gì tiếp theo. Rồi tôi nghĩ: ‘Cứ thế này thì không được. Giờ chúng tôi phải liên lạc qua radio. Chúng tôi cần phải di chuyển.’ Và thế là tự dưng, tôi suy nghĩ thông suốt và không còn sợ hãi nữa.”

Theo các nghiên cứu về thần kinh, việc đưa ra quyết định sẽ giúp bạn giảm thiểu lo lắng và lo lắng, cũng như giúp bạn giải quyết các vấn đề.

BÌNH LUẬN