Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris do 109 quốc gia đã kí sẽ bị đổ bể vì Donald Trump?

0
2972

Đây rõ ràng là một bước đi đầy rủi ro của ông trên cương vị . Ông đã “đúng” khi thực hiện lời hứa của mình với các cử tri, nhưng với cả thế giới, nhất là vấn đề môi trường, đây chẳng khác nào hành động tự sát.
c3-b4-nhi-e1-bb-85m-kh-c3-b4ng-kh-c3-ad-kh-c3-ad-th-e1-ba-a3i-nh-c3-a0-m-c3-a1y-trung-qu-e1-bb-91c-1479088170251-crop-1479088177741

Ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã bước đầu thực hiện những “hứa hẹn” trong tranh cử của mình.

Tuy vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ trong nước và quốc tế, nhưng ông vẫn quyết định sẽ không tiếp tục đồng hành cùng .

Theo trích dẫn từ Reuters, Donald Trump đang đặt mục tiêu đầu tiên là rút chân khỏi Hiệp định Khí hậu Paris có hiệu lực từ 4/11.

Trước đó, tổng thống Obama từng rất tích cực giúp Hiệp định này được kí kết, trước khi được Quốc hội chấp thuận. Và giờ đây, nếu muốn rút khỏi công ước, nước Mỹ sẽ phải mất tới 4 năm.

Tất nhiên, Donald Trump không muốn điều đó.

photo-0-1479087746993Ông Obama từng rất tích cực với Hiệp định khí hậu Paris

Các nguồn tin giấu tên cho hay, bằng mọi cách, Trump đang cố gắng hủy bỏ Hiệp định Khí hậu Paris, nhằm từ chối sự tham gia của Mỹ.

Điều này đồng nghĩa, nước Mỹ sẽ không còn là đối tác xử lý khí thải cho các nước thành viên nữa hoặc sẽ có lệnh cho phép tổng thống Mỹ chỉ cần xóa chữ ký là có thể rút bỏ.

Michael Wara – một giáo sư trong lĩnh vực môi trường tại Stanford đánh giá: “Một cuộc triệu tập bỏ phiếu tại Thượng viện sẽ không hợp lệ, vì hiệp định đã được ban bố”.

Nhưng ai cũng biết, Trump không phải là người để ý đến tính hợp pháp mà hành động.

Trước tình hình này, các lãnh đạo quốc tế đang tập trung ở Marrakech, Ma-rốc để bàn luận về danh sách các nước thành viên tham gia vào Hiệp định Khí hậu Paris vào ngày 4/11 vừa qua.

Trong số đó có 109 nước đã chính thức phê chuẩn Hiệp định, là tập hợp các quốc gia này chiếm tới 76% lượng khí thải từ hiệu ứng nhà kính.

Do đó, một quyết định rút lui ngay lúc này có thể gây hoang mang và kéo theo nhiều quốc gia khác hành động tương tự. Đặc biệt là một đầu tàu như nước Mỹ.

photo-0-1479087833237Trong khi ông Donald Trump lại muốn nước Mỹ phá vỡ hiệp định đó

Ngoài ra, các điều khoản trong thỏa thuận sẽ khiến Mỹ gặp rắc rối trong nhiều quốc tế mà chắc chắn không có lợi cho nước này. Và đương nhiên điều này đi ngược lại với khẩu hiệu “Make American Great Again” của tổng thống Trump.

Phát biểu tại hội nghị đang diễn ra ở Marrakech, ông Alden Meyer, Giám đốc chiến lược và chính sách ở hội Liên hiệp các nhà tỏ ra không đồng tình:

“Nếu ông Trump không tôn trọng các cam kết theo Hiệp định Paris, nó sẽ tác động tiêu cực đến khả năng ông và nước Mỹ có được sự hợp tác cùng các lãnh đạo thế giới khác. Đặc biệt là vấn đề thương mại và chống khủng bố”.

Đây rõ ràng là một bước đi đầy rủi ro của ông Donald Trump trên cương vị tổng thống Mỹ. Ông đã “đúng” khi thực hiện lời hứa của mình với các cử tri, nhưng với cả thế giới, nhất là vấn đề môi trường, đây chẳng khác nào hành động tự sát.

BÌNH LUẬN