Hành tinh siêu nóng sở hữu những con mưa ‘kem chống nắng’ kỳ lạ

0
1727

Những cơn mưa “kem chống nắng” rơi dày đặc như tuyết xuống một ngoài có nền nhiệt độ luôn duy trì quanh 2.750 độ C.

Theo Iflscience, hiện tượng kỳ thú này được các nhà thiên văn học phát hiện trong quá trình sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát chi tiết ngoại hành tinh Kepler-13Ab. Một lượng khổng lồ titan oxit () vốn là thành phần chính trong kem chống nắng rơi như mưa tuyết qua bầu khí quyển nóng của hành tinh này.

Đây là lần đầu tiên quá trình đặc biệt với tên gọi là “bẫy lạnh” được phát hiện trên một ngoại hành tinh. Nhóm ở Đại học Pennsylvania, Mỹ, công bố trên tạp chí Astronomical Journal.

Kepler-13Ab là một hành tinh huyền bí với nhiệt độ trên 2.750 độ C. Hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều, có một mặt luôn hướng về phía ngôi sao mẹ được chiếu sáng thường xuyên, và nặng hơn 9 lần so với sao Mộc. Dù đây là nơi không phù hợp với sự sống, việc quan sát và hiểu rõ khí quyển hành tinh sẽ giúp ích rất lớn cho các nhà thiên văn học trong tương lai.

“Hiểu thêm về bầu khí quyển của những hành tinh này và cách chúng hoạt động … sẽ giúp chúng ta khi cần nghiên cứu những hành tinh nhỏ hơn khó nhìn thấy và có các tính năng phức tạp hơn trong bầu khí quyển của chúng”, Giáo sư Thomas Beatty, tác giả chính của nghiên cứu khí quyển, cho biết.

Nhóm nghiên cứu hiện khá bối rối trước kết quả quan sát do những hành tinh kiểu sao Mộc nóng thường có tầng thượng quyển ấm hơn nhưng mặt ban ngày của Kepler-13Ab lại khác. Titan oxit thường chịu trách nhiệm cho sự gia tăng nhiệt độ do hợp chất hấp thụ bức xạ phát ra từ ngôi sao mẹ, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng những cơn gió mạnh đã thổi titan oxit đến nửa ban đêm. Tại đó, hợp chất cô đặc và rơi thành tuyết dưới tác dụng của trọng lực.

Theo dkn.vn

BÌNH LUẬN