Đến phút cuối, Tổng thống Obama vẫn là ‘soái ca’ đích thực trong lòng phụ nữ khi nói về sự hi sinh của phu nhân của mình

0
643

Những trợ lý của cho biết bài phát biểu này đã được ông chuẩn bị trong nhiều tháng. Chính cũng là người muốn được phát biểu lần cuối tại quê nhà Chicago, nơi ông đã từng dành nhiều thời gian trước khi trở thành ông chủ .

Barack Obama

Trong bài phát biểu cuối cùng của mình trước khi mãn nhiệm, Tổng thống Barack Obama với phong thái tự tin nhưng cũng đầy khiêm nhường đã nói lời tạm biệt với người dân Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng mình vẫn giữ nguyên hy vọng về sự thay đổi, tiến bộ của nước Mỹ dù hiện tại những nguyện vọng này đi kèm với nhiều khó khăn.

Với giọng nói đầy cảm xúc, ông Obama đã gợi nhớ cho người dân Mỹ về một nhiệm kỳ tổng thống có cả thất bại cũng như thành công. Đồng thời Tổng thống Obama cũng thừa nhận căng thẳng chính trị đã gia tăng trong xã hội Mỹ dưới thời của ông và đề nghị người dân nỗ lực hòa giải các tranh cãi.

“Dân chủ không đòi hỏi tính thống nhất. Những người sáng lập tiền nhiệm của chúng ta cũng đã cãi nhau rồi mới thỏa hiệp và họ cũng mong muốn chúng ta làm như vậy. Dẫu vậy, họ biết rằng Dân chủ cũng cần một sự đoàn kết cơ bản, hay nói cách khác dù chúng ta có sự khác biệt về vẻ bề ngoài nhưng chúng ta vẫn cùng tiến thối trong một quốc gia”, ông Obama nhấn mạnh.

Tiếp đó, ông Obama cũng thừa nhận sự đình trệ trong tầm ảnh hưởng chính trị của mình tại Mỹ sau cuộc bầu cử 2016, khi Donald Trump là người chiến thắng.

“Cứ mỗi tiến lên 2 bước, chúng ta lại thường cảm thấy mình đang có 1 bước đi giật lùi”, ông Obama thừa nhận.

Bất chấp điều đó, Tổng thống Obama đề nghị những người ủng hộ ông hãy bảo vệ các giá trị cơ bản của Mỹ dù họ có thể vấp phải nhiều khó khăn.

“Dân chủ có thể bị kìm hãm nếu chúng ta sợ hãi. Vì vậy với tư cách là những công dân, các bạn cần phải tiếp tục cảnh giác chống lại sự tác động từ bên ngoài, bảo vệ những giá trị làm nên chính bản thân chúng ta”, ông Obama nói.

Dẫu vậy, ông Obama cũng kêu gọi người dân Mỹ hãy tin tưởng vào chính phủ dù họ có là ai, cũng tương tự như sự tin tưởng mà ông có khi mình bước vào Nhà Trắng cách đây 8 năm.

“Sau 8 năm làm tổng thống, tôi vẫn tin tưởng vào nước Mỹ. Đây không chỉ là niềm tin của riêng tôi mà còn là giá trị cốt lõi của nước Mỹ”, ông Obama khuyên nhủ.


Tổng thống Obama năm 2017 (trên) và 2008 đều có bài phát biểu tại Chicago

Mãn nhiệm chưa phải là kết thúc

Trên thực tế, bài phát biểu mới đây của Tổng thống Obama tại Chicago chỉ là đoạn kết của cả một tạm biệt kéo dài hàng tháng, bao gôm những buổi diễn thuyết, phỏng vấn, truyền hình… Trong tất cả những lần xuất hiện trước công chúng này, ông Obama đều sử dụng những số liệu cụ thể để cho thấy các thành quả của mình sau 8 năm cầm quyền.

Với nhiều thành quả đạt được, Tổng thống Obama thực sự được rất nhiều người dân Mỹ yêu quý. Trong bài phát biểu tại Chicago, ông Obama thường bị làm gián đoạn bởi những tiếng reo hò cổ vũ và phải thường xuyên đề nghị mọi người “hạ nhiệt” để có thể tiếp tục.

Dù đã liệt kê rất nhiều thành tựu của bản thân trong 8 năm qua, từ chăm sóc y tế đến bình đẳng nhưng ông chủ Nhà Trắng cho biết công việc của mình vẫn chưa hoàn tất.

Theo đó, dù thừa nhận người kế nhiệm của mình là ông Donald Trump cũng như đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ nhưng ông Obama cũng cho rằng những người ủng hộ Đảng Dân chủ không nhất thiết phải luôn đồng tình với ông chủ Nhà trắng mới.

Tiếp đó, Tổng thống Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy nhìn nhận công bằng đối với những người khác biệt về màu da, chủng tộc. Sau 8 năm nhiệm kỳ với nhiều xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị trong xã hội, ông Obama đề nghị mọi người hãy cố gắng để có thể hiểu những khó khăn của nhau hơn, đặc biệt là với một thế hệ nhập cư mới sinh trưởng trên đất Mỹ.

Theo ông Obama, luật pháp không đủ sức giải quyết các bất đồng sắc tộc trong xã hội mà thay vào đó, người dân Mỹ nên mở rộng tấm lòng của mình hơn.

“Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải cùng cố gắng hơn nữa. Cho dù có chuyện gì thì tất cả công dân Mỹ dù khác nhau đến mấy cũng đều yêu đất nước của họ, cũng muốn được chăm chỉ làm việc và yêu thương gia đình của họ và mọi đứa trẻ trên đất nước này đều đáng được chúng ta yêu thương, chăm sóc”, ông Obama nói.

Phú quý tại gia, thành công tại… vợ

Theo nhiều chuyên gia, việc ông Obama không có bài phát biểu cuối cùng tại văn phòng Nhà Trắng mà đến những có tỷ lệ ủng hộ mình cao trong các năm bầu cử 2008, 2012 là một chiến lược nhằm tận dụng vị thế trong những ngày cuối cùng tại nhiệm.

Trong một hội trường với hơn 20.000 người ủng hộ cùng những cũ từng làm việc cho mình, bài phát biểu của ông Obama đã gây được xúc động và tâm trạng hoài niệm của rất nhiều người có mặt.

Trong vài tuần qua, ông Obama đã có những phát biểu khá hợp lý về cuộc bầu cử năm 2016 nhưng hiếm khi thể hiện sự lo âu về tương lai bản thân sau khi mãn nhiệm. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama thì lại có cái nhìn thẳng thắn hơn trong cuộc phỏng vấn kéo dài 1 giờ với Oprah Winfrey, thừa nhận rằng Đảng Dân chủ “đã cảm nhận được sự tuyệt vọng là như thế nào”.

Thậm chí, bà Michelle vốn nổi tiếng cứng rắn cũng đã phải xúc động không cầm được nước mắt trong bài phát biểu cuối cùng với tư cách là đệ nhất phu nhân.

“Tôi hy vọng rằng tôi đã làm các bạn tự hào”, bà Michelle xúc động nói.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng ông Obama đã ghi điểm mạnh khi nói những lời cảm ơn vợ mình trong bài phát biểu cuối cùng trên.

“Em đã phải nhận trọng trách mà mình không hề chọn và thậm chí đã vui vẻ hoàn thành xuất sắc chúng. Em đã làm Nhà Trắng trở thành nơi dành cho tất cả mọi người”, ông Obama với giọng nói đầy xúc động khi tri ân người vợ của mình.

Tổng thống Obama và vợ Michelle

Chuyến bay cuối cùng trên Không lực 1

Những trợ lý của Tổng thống Obama cho biết bài phát biểu này đã được ông chuẩn bị trong nhiều tháng. Chính Tổng thống Obama cũng là người muốn được phát biểu lần cuối tại quê nhà Chicago, nơi ông đã từng dành nhiều thời gian trước khi trở thành ông chủ Nhà Trắng.

Đây là một điều hiếm gặp trong các đời tổng thống Mỹ khi họ thường có bài phát biểu chia tay tại Nhà Trắng. Những đời tổng thống trước như George W. Bush, Bill Clinton, Ronald Reagan và Jimmy Carter đều làm như vậy. Truyền thống phát biểu mãn nhiệm này được truy ngược lại từ thời Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington khi ông cảnh báo việc tham quyền cố vị vào năm 1796 trên chính trường Mỹ.

Cũng tương tự như các vị tổng thống khác, ông Obama tự viết bài diễn văn cuối cùng của mình. Khi quay trở về Washington từ Chicago bằng chiếc chuyên cơ Không lực 1 (Air Force 1), đây sẽ là lần bay thứ 1.293 của Tổng thống Obama trên chiếc máy bay này và cũng là lần cuối cùng.
Băng Tâm

BÌNH LUẬN