Đây là 7 lí do tiết lộ vì sao Nhật Bản luôn là nơi sạch sẽ nhất thế giới

0
2210

Chính vì thế, đi tới đâu cũng vậy, họ luôn chuẩn bị sẵn một túi nilong để có thể đừng rác thải và sau đó đem tới nơi xử lí đúng quy định.

được xem là một trong những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới và không ít người tò mò lí do nào đã tạo nên điều này?

Mặc dù Nhật Bản có vài vấn đề về môi trường chưa được giải quyết triệt để như rác ở biện nội địa Seto nhưng nhìn chung, nơi đây vẫn được xem là một đất nước xanh, sạch, đẹp. Các được dọn dẹp sạch sẽ và bạn hiếm khi nào bắt gặp người dân Nhật vứt rác ngoài đường. Từ trẻ con cho đến người già, ai ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

Ngoài ra, quan niệm “sạch là tốt” rất phổ biến ở Nhật và nhiều người tin rằng ý thức giữ sạch môi trường bắt nguồn từ chính quan niệm này. Dần dà, nó trở thành một nét văn hóa đặc biệt của Nhật Bản được gọi với cái tên văn hóa sạch sẽ. Vậy văn hóa sạch sẽ được người Nhật áp dụng vào cuộc sống thường nhật như thế nào mà luôn được thế giới ca ngợi là những công dân ý thức cao? Cùng tìm hiểu qua 7 lí do sau đây nhé!

1. Có trách nhiệm với rác thải của bản thân

Nếu lần đầu tiên đến Nhật Bản, bạn sẽ khá ngạc nhiên trước tình trạng “khan hiếm” thùng rác công cộng của đất nước này. Đừng vội nghĩ rằng điều này là do người Nhật quá tiết kiệm. Thực tế, người Nhật rất ít khi dùng tới các thùng rác công cộng bởi họ được dạy từ nhỏ phải có trách nhiệm với rác thải của chính mình và đừng mong đợi người khác xử lí giúp. Chính vì thế, đi tới đâu cũng vậy, họ luôn chuẩn bị sẵn một túi nilong để có thể đừng rác thải và sau đó đem tới nơi xử lí đúng quy định.

Người Nhật được dạy từ nhỏ phải có trách nhiệm với rác thải của chính mình.

Người dân tự giác mang rác thải cá nhân của mình trên tay ở khu vực tàu điện.

Thanh niên người Nhật dọn rác thải ở hàng ghế khán giả sau một trận cầu.

2. Khéo léo nhắc nhở

Thông thường ở các nước, nếu chỉ mua một hay hai sản phẩm ở cửa hàng tiện lợi, người ta ít khi muốn lấy túi đựng mà bỏ ngay vào balo hoặc cầm tay. Ngược lại, khi đến Nhật, bạn lại được khuyến khích lấy túi nilong để có thể đựng rác thải từ những sản phẩm vừa mới mua. Bên cạnh đó, những chiếc túi nilong còn giúp bạn hạn chế vứt rác vào thùng rác công cộng và như một lời nhắc nhở về ý thức giữ vệ sinh chung. Ngoài ra, không chỉ ở các cửa hàng tiện lợi, trên các chuyến xe buýt đường dài ở đây, bạn cũng được phát sẵn một chiếc túi nilong có tác dụng tương tự.

Các cửa hàng tiện lợi khuyến khích hàng lấy túi nilong để đựng rác thải từ những sản phẩm vừa mới mua.

3. Tự giác giữ vệ sinh chung

Ở các nước, cảnh tượng quen thuộc thường thấy vào mỗi buổi sáng là bóng dáng các cô chú công nhân đang cặm cụi quét dọn đường phố. Trong khi đó ở Nhật, bạn sẽ thấy các bà nội trợ, cô y tá, chú bảo vệ hoặc các văn phòng,…tự dọn vệ sinh quanh nhà ở hoặc khu vực làm việc của mình. Với văn hóa sạch sẽ ăn sâu vào tiềm thức, khi thấy rác bẩn vương vãi, người Nhật sẽ tự giác dọn dẹp mà không cần phải chờ đợi công nhân đến dọn hay ai đó nhắc nhở.

Một cô y tá ở Nhật đang quét dọn khu vực ngoài bệnh viện.

Một nhân viên văn phòng quét dọn khu vực trước công ty vào giờ trưa.

Một ông cụ người Nhật đang quét những mẩu giấy vụn rơi trên đường.

4. Phân loại rác kĩ càng

Đối với người Nhật, không phải cứ vứt tất cả rác thải sinh hoạt vào một túi và bỏ vào thùng rác chung của khu phố là xong mà ngược lại phải phân loại rác cực kì cẩn thận. Thùng cactong được tách ra rồi xếp chồng lên nhau trước khi buộc dây, sách, báo hay tạp chí được phân riêng theo từng loại giấy và chai hũ nhựa phải đổ sạch đồ thừa trước khi cho vào túi rác tái chế. Điều này giúp người xử lí rác tiết kiệm thời gian hơn và thể hiện sự tôn trọng đối với công việc của họ.

Các loại sách báo, đồ nhựa được người Nhật phân loại và bỏ vào từng túi riêng.

Người dân đang bỏ rác vào các thùng phân loại ở Nhật.

5. Tổ chức tình nguyện làm vệ sinh

Ở Nhật Bản, có một tổ chức phi chính phủ tình nguyện làm vệ sinh và nâng cao ý thức của người dân mang tên Greenbird Okayama. Tổ chức này có nhiều chi nhánh trên khắp các tỉnh thành ở Nhật Bản. Công việc của tổ chức này là kêu gọi các công dân chung tay dọn vệ sinh ở các khu vực giao thông cao điểm như ga tàu lửa. Họ không chỉ nhặt những lon bia, soda hay giấy gói thức ăn nhanh mà còn dọn cả những mẩu giấy nhỏ hay tàn thuốc lá ẩn sâu trong bụi cây. Hiện nay, Greenbird Okayama có một chi nhánh ở Singapore và cũng đã mang kĩ năng cũng như ý thức giữ vệ sinh cao của họ đến với Paris.

Tổ chức tình nguyện Greenbird Okayama khuyến khích người dân chung tay dọn vệ sinh ở những khu vực giao thông cao điểm.

Tổ chức Greenbird Okayama thu hút nhiều thành viên ở mọi lứa tuổi

6. Giữ xe cộ và đường xá sạch bóng

Ở Nhật Bản, thêm một điều khiến không ít người ngạc nhiên đó là đường xá và xe cộ, dù là xe buýt công cộng hay xe tải thương mại, thậm chí là xe tải chở xi măng, đất cát đều trông cực kì sạch sẽ. Mỗi đêm, sau khi đã hoàn thành công việc, người tài xế thường xuống xe và bắt đầu việc tẩy rửa xe họ sạch sẽ. Theo họ, việc giữ sạch xe cộ của bản thân cũng một phần đóng góp vào việc làm sạch đường phố. Ngoài ra, nếu bạn tinh ý sẽ thấy các bác tài taxi người Nhật thường đứng ở ngoài đánh bóng xe của mình trong thời gian chờ khách.

Trên sàn ga tàu điện sạch bóng, không có một mẩu kẹo cao su.

Con tàu cũng được vệ sinh sạch từ ngoài vào trong.

Một xe tải ở Nhật được rửa và lau chùi sạch bóng.

7. Tham gia cộng đồng dọn dẹp vệ sinh

Nếu sống ở Nhật Bản, bạn sẽ được yêu cầu tham gia vào cộng đồng dọn dẹp vệ sinh của khu phố. Cộng đồng này sẽ đưa ra lịch dọn dẹp cố định mà các trong khu phố phải tuân theo và thực hiện nghiêm túc. Thông thường, lịch vệ sinh bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng hoặc sớm hơn để mọi người đều có thể tham gia trước khi đi làm. Mỗi người một tay cùng nhặt rác, cắt cỏ dại hoặc dọn rửa nhà vệ sinh công cộng sẽ thúc đẩy công việc được hoàn thành nhanh hơn. Cứ như vậy, khu phố luôn được giữ sạch đẹp và họ có thể tự hào về thành quả mà họ chung tay làm ra.

Cộng đồng dọn dẹp vệ sinh của khu phố sẽ đặt ra lịch dọn dẹp cố đinh và các hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc.

Lịch vệ sinh thường bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng hoặc sớm hơn để mọi người đều có thể tham gia trước khi đi làm.

Theo thethaovanhoa

BÌNH LUẬN