Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Sau gần 140 năm “trơ gan cùng tế nguyệt”, Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp lộng lẫy, uy nghiêm, xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc đô thị của Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn có tên tiếng Anh là: Immaculate Conception Cathedral Basilica.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên khởi thủy là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Cathédrale Notre-Dame de Saïgon), nhưng để cho dễ nhớ và dễ đọc, mọi người đều thống nhất một tên gọi là Nhà thờ Đức Bà, cái tên thân thương đi qua năm tháng cùng bao nhiêu thế hệ người con đất phương nam.
Tọa lạc tại số 1, Quảng trường Công xã Paris, Quận 1, nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời nhất tại Sài Gòn. Hiệp cùng một số công trình khác như Bưu Điện trung tâm, Nhà hát thành phố… nhà thờ Đức Bà góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc đặc sắc, là bộ mặt kiến trúc đô thị của thành phố năng động nhất nước, Sài Gòn – TP.HCM.
Đôi nét về bối cảnh lịch sử
Ngày 09-09-1659, Đức Thánh Cha Alexandre VII đã chính thức thành lập Giáo hội Việt Nam với hai giáo phận Tông tòa đầu tiên: Giáo phận Đàng Ngoài (Tonkin) được trao cho Đức Cha François Pallu và giáo phận Đàng Trong (Cochinchine) do Đức Cha Pièrre Lambert de La Motte làm Giám mục đại diện Tông tòa.
Ngày 02-03-1844, Đức Cha Grêgôriô XVI quyết định chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận: Tây Đàng Trong (tức giáo phận Sài Gòn sau này) được trao cho Cha Dominique Lefèbvre làm Giám mục và Đông Đàng Trong (giáo phận Quy Nhơn sau này) do Cha Cuénot cai quản.
Vào thời kỳ này, Giáo hội Việt Nam đang trải qua giai đoạn bị áp bức dưới triều đại vua Nguyễn. Nhưng riêng giáo phận Đàng Trong đã sớm đạt được sự phát triển nhất định. Ngôi nhà thờ đầu tiên được cha Lefèbvre xây dựng sau khi đến Sài Gòn từng ngụ tại số 5 đường Ngô Đức Kế.
Ngôi nhà thờ đầu tiên này mau chóng trở nên nhỏ bé với số lượng tín hữu ngày càng gia tăng. Năm 1863, Thống đốc Louis Adolphe Bonard quyết định xây nhà thờ bằng gỗ trên bờ Kênh Lớn.
Kênh Lớn hay còn gọi là Kênh Chợ Vải hay Kênh Charner, nằm giữa đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay).
Đức Cha Dominique Lefèbvre là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ này, đặt tên là Nhà thờ Sài Gòn. Nhưng do xây dựng bằng gỗ nên nhà thờ sớm bị mối mọt tàn phá. Như vậy, để chuẩn bị cho một ngôi nhà thờ mới, kiên cố, xứng tầm với vùng đất đang phát triển mạnh mẽ, tháng 8 năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Victor Auguste Duperré đã tổ chức cuộc thi tuyển chọn thiết kế cho nhà thờ mới.
Kiến trúc sư J.Bourad.
Kiến trúc sư J.Bourad là người được chọn với đồ án kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich. Và cũng chính ông là người đã trúng thầu xây dựng công trình lịch sử này. Vị trí xây dựng ban đầu được đề xuất ở 3 nơi, cuối cùng Quảng trường Công xã Paris là nơi được chọn. Mặt chính nhà thờ quay hướng Đông Nam, về phía đường Nguyễn Du, lưng quay về phía đường Lê Duẩn hiện nay.
Đức Giám mục Isidore Colombert, Giám mục đại diện Tổng tòa giáo phận Tây Đàng Trong là người đã làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ mới.
Quá trình xây dựng
Hình ảnh Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn năm 1933.
Công trình nhà thờ được thi công khá nhanh, gần 3 năm. Ngày 11 tháng 04 năm 1880, Thánh lễ làm phép và khánh thành Nhà thờ Sài Gòn do chính Đức Giám mục Colombert cử hành trọng thể với sự tham dự của Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers.
Các vật tư xây dựng nhà thờ như xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều được vận chuyển từ Pháp sang.
Thời kỳ đầu, Nhà thờ được gọi là Nhà thờ Nhà Nước, bởi tất cả kinh phí xây dựng đều do Nhà nước Pháp cung cấp, với số tiền lên đến hơn 2.500.000 francs Pháp theo thời giá lúc bấy giờ.
Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50m.
Tháp chuông của nhà thờ.
Nguồn gốc tên gọi “Nhà thờ Đức Bà”
Năm 1958, Cai quản giáo phận Sài Gòn thời bấy giờ là Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã đặt tạc Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng đá cẩm thạch trắng. Tượng được tạc tại Ý và được vận chuyển đến Sài Gòn bằng đường biển vào năm 1959. Sau đó, công ty Société d’Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ.
Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên
Tại lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn quốc, Đức Hồng Y Aganianian từ Roma đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này, Nhà thờ mang tên Nhà thờ Đức Bà.
Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Nguồn: Internet