9 lễ hội kỳ lạ và nguy hiểm nhất thế giới mà du khách vẫn thích tham gia

0
2331

này được tổ chức trong suốt dịp lễ Las Fiestas de San Fermin nhằm vinh danh những vị thần hộ mệnh của và được hình thành vào thế kỷ 17 từ câu chuyện của một vài kẻ liều mạng thi chạy với loài súc vật hung dữ này.

Dưới đây là 9 lễ hội lạ lùng và nguy hiểm nhất trên thế giới đã tồn tại trong suốt nhiều năm qua:

Lễ hội đuổi bắt phô mai đồi Cooper (Gloucestershire, Anh)

Lễ hội vừa nguy hiểm vừa rất lạ lùng này được tổ chức vào thứ hai cuối cùng của tháng 5 ở Gloucestershire, Anh. Những người tham dự lễ hội sẽ đuổi theo một bánh phô mai lớn được thả lăn từ đỉnh đồi xuống. Người đầu tiên qua vạch đích sẽ giành chiến thắng và được thưởng bánh phô mai này. Sự kiện này đã được tổ chức lần đầu tiên từ những năm 1800. Ban đầu, người tham dự sẽ cố bắt lấy bánh phô mai. Tuy nhiên, trọng lượng và tốc độ lăn xuống khiến chúng trở nên nguy hiểm và có thể gây thương tích cho các thí sinh. Sau này, họ chỉ cần chạy xuống chân đồi. Lễ hội này đã chứng kiến không ít người bị thương do sườn đồi dốc và tốc độ lao xuống nhanh. Đỉnh điểm là vào mùa lễ hội năm 1997 khi có tới 33 người gặp nạn. Lễ hội này đã chính thức bị hủy từ năm 2010, tuy nhiên, một cuộc đua không chính thống vẫn tiếp tục được tổ chức hàng năm tại đây.


Lễ hội chạy đua với bò tót (Pamplona, Tây Ban Nha)

Lễ hội được xem là nguy hiểm nhất thế giới này diễn ra từ ngày 6/7 đến 14/7 hàng năm tại Pamplona – một thành phố phía Bắc của Tây Ban Nha. Lễ hội này được tổ chức trong suốt dịp lễ Las Fiestas de San Fermin nhằm vinh danh những vị thần hộ mệnh của thành phố và được hình thành vào thế kỷ 17 từ câu chuyện của một vài kẻ liều mạng thi chạy với loài súc vật hung dữ này. Từ đó, thành phố bắt đầu những cuộc thi chạy đua với bò tót như một sự thể hiện sức mạnh và lòng can đảm.

Tuy là thế giới nhưng vào ngày diễn ra chính thức vẫn luôn có hàng ngàn du khách chen chân để chứng kiến những cảnh tượng rượt đuổi giữa bò và người hồi hộp, nhất. Bắt đầu từ tám giờ sáng, những người tham gia chạy đua với bò tót sẽ chuẩn bị cho mình một vị trí trước sàn đấu và chờ “đối thủ” lâm trận. Khi những con bò tót bị chọc tức và được thả ra, người chơi sẽ phải nỗ lực hết mình hòng chạy trốn khỏi cơn thịnh nộ của con vật. Thêm vào đó, họ cũng phải tránh để không bị đám đông hiếu kỳ kia giẫm đạp. Lễ hội trở thành một cuộc rượt đuổi, giày xéo trên các dãy phố giữa khán giả, người dự thi và những con bó tót hung dữ. Năm nào cũng có không ít du khách và người tham gia chạy đua bị thương, thậm chí bỏ mạng vì bị bò húc, nhưng lễ hội vẫn là một phần không thể thiếu của thành phố Pamplona và những du khách hiếu kỳ, ưa mạo hiểm.


Lễ hội San Isidro (Madrid, Tây Ban Nha)

Diễn ra vào tháng 5 hàng năm, lễ hội thường niên này mở đầu mùa đấu bò ở Mandrid và cũng là sự kiện lớn nhất thế giới của bộ môn đấu bò, thu hút những vận động viên chuyên nghiệp hàng đầu đến tham dự. Đấu bò là môn thể thao truyền thống ở Tây Ban Nha. Cuộc đấu sinh tử giữa người và bò thu hút hàng nghìn khán giả, đem lại vinh quang cho người thắng cuộc với những món tiền thưởng lớn. Tuy nhiên, nhiều tay đấu cũng đã bỏ mạng dưới các cặp sừng bò. Vì thế, dù đây là lễ hội nguy hiểm nhất nhì thế giới nhưng vẫn thu hút rất đông “đấu sĩ” tham gia hàng năm. San Isidro bị các tổ chức bảo vệ động vật chỉ trích là “tàn bạo và dã man”.


Lễ hội nhảy qua người các bé sơ sinh El Colacho (Castrillo de Murcia, Tây Ban Nha)

Vào tháng 6 hàng năm, người dân ở Castrillo de Murcia lại tổ chức lễ hội El Colacho – “Ngày hội nhảy qua đầu ” (Baby Jumping Festival). Lễ hội này bắt đầu từ năm 1621 và được duy trì đến ngày nay. Trong ngày hội, người ta sẽ để các em bé sơ sinh nằm trên tấm nệm bông trải đầy hoa. Một người đàn ông mặc như Colacho (cải trang thành nhân vật ác quỷ), và người này sẽ nhảy qua người các bé mà không được gây thương tích. Sau đó, người này sẽ chạy ra khỏi thị trấn. Người dân tin rằng, hành động này nhằm xua đuổi tà ma, quỷ dữ khỏi người các bé, giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh, xua tan vận xui cùng những điều kém may mắn trong suốt cuộc đời đứa bé.


Lễ hội Onbashira ()

Lê hội Onbashira được tổ chức 6 năm một lần này đã tồn tại suốt hơn 1200 năm qua, và được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Nhật Bản. Đây là lễ hội đòi hỏi sự phiêu lưu mạo hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng những người tham gia, nhưng vẫn thu hút hàng chục nghìn người tham dự. Trong ngày hội, người tham gia lễ hội sẽ vào rừng đốn cây nhựa ruồi – một loại cây khá phổ biến ở Nhật Bản. Sau đó, người chơi sẽ đưa đống cây khổng lồ này trượt qua những sườn đồi, các dòng sông lạnh giá để đem về khu điện thờ cách đó khá xa. Quãng đường từ rừng cây tới điện thờ thường trải qua nhiều chướng ngại vật rất nguy hiểm. Tuy vậy, người chơi vẫn không nao núng tinh thần bởi họ tin có sự trợ giúp từ thần linh. Khi về tới đền, thân cây được dựng thẳng trên mặt đất và đưa vào trong làm cột trụ cho đền.


Lễ hội Danjiri (Osaka, Nhật Bản)

Không kém Onbashira, lễ hội Danjiri (diễn ra trong hai ngày 14/9 và 15/9 hàng năm) cũng là một trong những lễ hội hết sức mạo hiểm ở Osaka, Nhật Bản. Bắt nguồn từ lễ hội tạ mùa vào năm 1703, người ta tin rằng sự hiện diện của chúa trời trong lễ hội Danjiri đem lại những cảm giác phiêu lưu cực mạnh cho những người tham gia. Trong lễ hội này, có khoảng 30 người tham gia với những chiếc xe trọng tải lớn được trang trí màu mè kỳ quặc với đủ loại đèn lồng, hoa giấy xanh đỏ. Trước khi vào cuộc, người dự thi sẽ phải uống rượu cho tới khi say mèm rồi ngồi vào cầm lái xe. Họ cho xe chạy xuống phố, và cuộc đua thực sự bắt đầu. Mỗi năm có vô số người tham gia lễ hội này gãy xương tay, chân hay bị các loại chấn thương khác khá nặng nhưng tất cả những người tham dự vẫn không hề lo sợ. Không những va chạm, xô đẩy, các vị tài xế say xỉn này còn lao vào nhau đánh đấm vì những lí do chẳng đâu vào đâu. Thậm chí có người tham dự lễ hội đã phải bỏ mạng vì trò chơi rất nguy hiểm này.


Lễ hội Theemidhi (Singapore)

Lễ hội Theemidhi ở Singapore được tổ chức vào 2h sáng một ngày cuối tháng 10 hàng năm tại khu đền Sri Mariamman nhằm để tưởng nhớ vị nữ thần Ấn Độ – người đã dám giẫm chân trần trên đống than hồng. Đối với những người tôn sùng câu chuyện huyền thoại này, đây là một lễ tục thực sự có ý nghĩa và hết sức mạo hiểm. Khuya hội diễn ra, người ta mang than hồng và trải đầy trên con đường dài 4m dẫn vào khu đền. Những người đàn ông trong trang phục truyền thống sẽ phải đi đi lại lại trên con đường đầy than hồng nóng bỏng này. Và như bị thôi miên, dường như những người tham dự không ai cảm thấy đau đớn với than hồng nóng bỏng dưới chân, ngược lại, trên gương mặt của những người này còn luôn mỉm cười!


Lễ hội Yanshui (Đài Loan)

Lễ hội Yanshui ở Đài Loan thật ra là một lễ hội pháo hoa, nhưng thay vì bắn lên trời như hầu hết các nơi khác đã làm, ở lễ hội này, pháo hoa được đốt và bắn thẳng vào hàng ngàn người dân bản địa và du khách tham gia đứng xung quanh. Lễ hội Yanshui hình thành từ câu ch‏uyện đốt đá tổ ong để trừ tà và dịch bệnh cho dân địa phương. Trong lễ hội, có người còn cẩn thận chuẩn bị các trang phục chống lửa, tuy nhiên, không ít người sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận cháy, bỏng trong trường hợp rủi ro để có thể được hưởng trọn vẹn cảm giác thú vị của lễ hội, và họ thường ra về với những vết bỏng đầy mình.


Lễ hội Takanakuy (Santo Tomas, Chumbivilcas, Peru)

Lễ hội Takanakuy được tổ chức vào ngày 25/12 hàng năm tại thị trấn Santo Tomas, Chumbivilcas, Peru. Vào ngày này, những người tham gia ở mọi lứa tuổi (cả nam và nữ) sẽ tập trung ở các trường đấu bò, nơi diễn ra những cuộc ẩu đả dưới sự giám sát của các quan chức địa phương. Thông thường, người chơi sẽ quấy vải quanh tay và mặc trang phục quấn tấm khăn nhỏ có họa tiết truyền thống của địa phương. Từ Takanakuy trong tiếng Peru có nghĩa là “khi máu sôi sục”, vì vậy lễ hội này được xem là dịp để người ta xóa bỏ hiềm khích, tiễn bỏ những đen đủi trong năm cũ để chào đón năm mới. Với nhiều người, họ nhìn nhận Takanakuy theo khuynh hướng bạo lực, nhưng với người dân Peru, nó là một truyền thống lâu đời và một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Đúng là kinh dị và nguy hiểm quá phải không các bạn. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là hằng năm, những lễ hội này vẫn thu hút hàng triệu người dân bản địa và du khách thập phương đến xem.

BÌNH LUẬN