Bộ ảnh thể hiện những nỗi đau khổ cùng sợ hãi của trẻ em bạch tạng châu Phi

0
4404

Ở một số vùng, những kẻ săn người bạch tạng có thể tàn nhẫn chặt đứt tay, chân, lột da, cạo đầu và cắt bỏ bộ phận sinh dục…

Bộ ảnh dưới đây thể hiện những nỗi đau khổ của những bạch tạng luôn bị săn lùng, hãm hại và cướp nội tạng.

Ít ai biết những người bạch tạng, đặc biệt là các trẻ em, thường xuyên bị săn lùng và sát hại bởi các thầy phù thủy để cướp nội tạng và tay chân về làm thuốc hoặc bùa cầu may. này xảy ra ở không ít các nước đã từ lâu, và nơi nó hoành hành nghiêm trọng nhất là Tanzania, với tỉ lệ người bạch tạng là 1:1400 ca sinh, chiếm tỉ lệ cao nhất trên lục địa này.

Một đứa trẻ sinh ra đã bị bạch tạng cũng được xem như sinh ra với cái mác giá gắn sẵn trên người vì gần như mọi bộ phận trên cơ thể chúng đều vô cùng giá trị. Ở một số vùng, những kẻ săn người bạch tạng có thể tàn nhẫn chặt đứt tay, chân, lột da, cạo đầu và cắt bỏ bộ phận sinh dục của nạn nhân rồi bỏ họ lại hiện trường mặc cho số phận định đoạt.

Không thể làm ngơ trước tình trạng khẩn cấp này, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Marinka Masséus đã chụp lại những bức ảnh cực kỳ ấn tượng về các trẻ em bạch tạng tại Dar es Salaam, một thuộc Tanzania trong một chuyến viếng thăm đến đất nước này nhằm nâng cao nhận thức của xã hội.

Những đứa trẻ da đen và những trẻ da đen bị bạch tạng nằm cạnh nhau đã tạo nên một tấm ảnh vô cùng ấn tượng.Cặp kính đen của cậu bé bạch tạng nổi rõ bần bật trên làn da trắng sữa của em.Hai cậu bé, một bình thường, một bạch tạng tạo dáng chụp ảnh trên nền trắng.

Marinka chia sẻ: “Những và mê tín dị đoan đã ăn vào máu cộng đồng người dân Tanzania, chính vì thế mà những người mẹ trót sinh ra đứa con bạch tạng luôn được khuyên nên để đứa bé ra đi trong thanh thản. Nếu người mẹ từ chối, cả hai mẹ con sẽ bị trục xuất và phải liên tục sống trong nỗi lo sợ bị sát hại bất cứ lúc nào.”
Một trong những vụ án chấn động nhất là vào tháng 12/2014, cô bé 4 tuổi Pendo Emmanuelle đã bị cướp khỏi vòng tay mẹ mình và cho đến nay, cảnh sát vẫn chưa tìm ra thi thể của em.
Vào tháng 2/2015, bé trai 18 tháng tuổi Yohan Bahati đã bị bắt cóc khỏi nhà riêng và vài ngày sau người ta phát hiện thi thể bé đã bị chặt hết tay chân, trong khi đó mẹ của bé thì bị mã tấu chém vào mặt khi cố bảo vệ con mình.

 Trong một nỗ lực nhằm kìm hãm làn sóng tấn công man rợ chống lại những người bạch tạng, chính phủ Tanzania đã tìm mọi cách giảm bớt sức ảnh hưởng của các thầy phù thủy, lực lượng chính đứng sau sự mê tín và những vụ tấn công. Chính phủ Tanzania hiện đang hợp tác với các nhà hoạt động xã hội Stichting Afrikaanse Albinos nhằm cung cấp kem chống nắng chất lượng cao để bảo vệ người bạch tạng khỏi da.

 Nữ nhiếp ảnh gia cũng nói thêm rằng: “Những thay đổi thực sự đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đủ. Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là ở những vùng nông thôn còn mê tín dị đoan, vẫn phải sống trong những tình trạng tệ hại trong các trại của chính phủ. Các em còn bị cô lập khỏi gia đình và mặc dù mang tiếng là được bảo vệ khỏi những tay thợ săn khát máu, lại thiếu thốn điều kiện chăm sóc cơ bản, thậm chí còn bị hạ nhục.
Vì thế nên mục đích của tôi khi chụp bộ ảnh này chính là thể hiện vẻ đẹp của những trẻ em bị bạch tạng nhằm lan truyền một thông điệp tích cực, thông điệp của hy vọng, sự chấp nhận.”

 (Ảnh: Marinka Masséus)

BÌNH LUẬN