10 tác hại khó lường của việc ngồi lâu một chỗ

0
6376

một chỗ, hầu như là tình trạng chung của văn phòng ngày nay, nhiều người do áp lực công việc nên phải ngồi ở bàn làm việc cả ngày từ 8-10 tiếng đồng hồ/ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết thói quen này lại là nguyên nhân khiến sức khỏe, trí tuệ giảm sút với rất nhiều chứng bệnh khác nhau. 10 tác hại của việc một chỗ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, để điều chỉnh, thay đổi này nhé.

1. Tổn thương cột sống

Các nhà ước tính mỗi người mỗi ngày phải ngồi 14 giờ. Galen Krantz, giáo sư tại Đại học California, Berkeley, cho rằng tư thế ngồi xuống là một tư thế hoàn toàn không tự nhiên.

Cột sống con người có hình chữ S giúp cột sống trở nên mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu nổi trọng tải lớn, khối lượng vận động nặng. Tuy nhiên, ở vị trí ngồi, hình chữ S chuyển thành hình chữ C. Khi một người ngồi xuống, cơ bụng trở nên yếu hơn và khó có thể giữ dáng chuẩn nếu thiếu luyện tập thường xuyên.


Khi bạn ngồi xuống, trọng lực được chuyển tới xương chậu và đốt sống, làm cho áp lực lên đĩa đệm tăng lên. Việc chịu áp lực liên tục gây ra thoái hóa đốt sống cổ và cuối cùng có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu tới não. Kết quả có thể khiến bạn bị đau đầu và nhìn mờ. Cột sống tạo thành khung nâng đỡ cơ thể và bảo vệ cho tất cả các cơ quan nội tạng, đó là lý do việc giữ cột sống thẳng mà không gây áp lực liên tục lên nó vô cùng quan trọng.

2. Vấn đề tim mạch

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của lối sống tĩnh tại là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành hoặc cao huyết áp mãn tính. Việc ngồi liên tục làm yếu đi các cơ, làm giảm tuần hoàn máu và suy giảm mạch máu. Sự thiếu là một trong những lý do chính gây chứng xơ vữa động mạch sớm (tích tụ mảng cholesterol trong tĩnh mạch). Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa việc cung cấp oxy và hấp thụ có thể xảy ra ở tim, nơi mà cần nhiều oxy hơn mà máu có thể mang lại. Một cuộc rộng được thực hiện trên 17.000 người trong 13 năm cho thấy những người có lối sống tĩnh tại có nguy cơ tử vong do chứng đau tim cao hơn 54% so với những người thường xuyên vận động.

3. Suy tĩnh mạch

Những người dành phần lớn thời gian ngồi làm việc bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Mặc dù chúng có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đây là loại bệnh lý làm suy van hệ tĩnh mạch chi dưới, gây suy giảm đáng kể chức năng đưa máu từ ngoại biên trở về tim của hệ thống tĩnh mạch. Nguyên nhân của bệnh chính là tình trạng máu bị ứ trệ.

Khi máu ứ trệ ở ngoại biên kéo dài sẽ làm mạch máu mất dần chức năng, thành mạch giãn ra, nhiều đoạn tạo thành búi huyết khối. Nếu không được điều trị, huyết khối sẽ theo hệ thống tĩnh mạch chủ dưới lên tĩnh mạch chủ trên và đi vào động mạch phổi, gây tắc và bệnh nhân có thể tử vong.

4. Bệnh béo phì

Béo phì là một trong những hậu quả lớn nhất của lối sống tĩnh tại. Khi ngồi trong thời gian kéo dài, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại và cơ thể bạn sẽ đốt cháy ít lượng calo hơn, tích trữ quá mức chất béo. Ngay khi một người ngồi xuống, cơ thể sẽ giảm quá trình đốt cháy mỡ 90%, lượng insulin giảm và huyết áp tăng lên. Trong 50 năm qua, phần lớn đa số các công việc đã thay đổi theo thời gian và bây giờ đòi hỏi nhiều hơn việc ngồi phía sau bàn làm việc – có nghĩa là không có thời gian để đốt cháy calo. Khi làm công việc phải đứng nhiều, cơ thể bạn sẽ đốt cháy đến 35% calo hơn so với một công việc ngồi ở văn phòng. Dựa trên quy luật về cân bằng năng lượng, lối sống tích cực là yếu tố chính để duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh.

5. Cơ và xương

Ngồi liên tục kết hợp với sự thiếu hoạt động thể chất có thể làm cho cơ bắp của bạn yếu và không săn chắc. Hầu hết bị ảnh hưởng là cơ bụng và cơ vùng mông. Nhưng cơ bắp không phải là điều duy nhất bị ảnh hưởng bởi lối sống tĩnh tại. Một hậu quả có thể khác là ngồi phía sau bàn làm việc thời gian dài làm loãng xương. Xương sẽ trở nên xốp và dễ bị tổn thương hơn theo thời gian.

6. Hệ thống tiêu hóa

Tụy tiết ra lượng insulin cần thiết để biến đổi carbohydrate thành glucose. Tuy nhiên, các tế bào trong các cơ thụ động cần một lượng insulin thấp hơn nhiều, trong khi tuyến tụy tiết ra nó với mức độ bình thường.

Năm 2011, các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ một ngày ngồi xuống dẫn đến việc giảm lượng insulin tiêu thụ trong tế bào. Kết quả có thể gây ra bệnh tiểu đường và các bệnh khác . Một lối sống tĩnh tại cũng có thể gây ra các chứng khó chịu khác như táo bón mãn tính hoặc bệnh trĩ.

7. Tuổi thọ

Không cần biết giới tính, cân nặng hay độ tuổi của họ là bao nhiêu, nguy cơ tử vong của những người có thói quen ngồi lâu một chỗ luôn luôn cao hơn những người khác. Theo một nghiên cứu cho thấy telomeres nằm ở các đầu mút của nhiễm sắc thể, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương. Telomeres ngày càng trở nên ngắn hơn trong quá trình lão hóa. Một lối sống không vận động đã được chứng minh là làm cho telomeres trở nên ngắn hơn một cách nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Trong khi việc ngồi khiến bạn cảm thấy thoải mái, thì mỗi giờ ngồi như vậy có thể làm tuổi thọ giảm mất hai giờ.

8. Tâm trạng phiền muộn, lo âu

Một lối sống tĩnh tại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Thiếu hoạt động thể chất dẫn đến trầm cảm và lo lắng. Chiếc ghế của bạn sẽ biến bạn thành một cô lập và cô đơn. Theo nghiên cứu, ngồi liên tục dẫn tới thiếu endorphins, một chất có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất lại giúp tăng endorphins cho cơ thể.

Tập thể dục đều đặn có thể cải thiện tâm trạng của bạn và thư giãn cơ thể. Nó cũng có thể nâng cao sự tự tin. Ngoài ra, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin, giúp hạn chế sự mất cân bằng dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ và sự thèm ăn.

9. Mất ngủ

Thiếu vận động có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Cơ thể của bạn coi việc ngồi liên tục như sự nghỉ ngơi, ngay cả khi trí não bạn đang hoạt động tối đa. Do đó, nếu bạn “nghỉ ngơi” cả ngày, cơ thể bạn không còn cần ngủ và thời gian thư giãn nữa. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

10. Chuyện vợ chồng

Đàn ông có lối sống ít vận động có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng cương dương, các vấn đề về tuyến tiền liệt, và sự mất cân bằng hormone. Khi một người đàn ông ngồi hàng giờ liền, sự lưu thông máu vùng xương chậu chậm lại và cuối cùng có thể dẫn đến chứng viêm và phát triển các hơn.

Khi thiếu vận động, mỡ tích tụ nhiều hơn, đôi khi dẫn đến sự mất cân bằng hormon. Hormon nữ, estrogen, được tạo ra trong các mô mỡ – điều này giải thích tại sao đàn ông bụng phệ gần như không thể loại bỏ nó.

Điều gì bạn cần làm ngay để tránh xa những tác hại trên?

Một số công ty khuyến khích nhân viên của mình vận động tích cực hơn bằng cách đặt bình nước và thùng rác cách xa bàn làm việc, lắp đặt bàn chơi bóng bàn hoặc bàn chơi bi lắc và tổ chức các cuộc họp và đào tạo yêu cầu nhân viên phải di chuyển.

Ngoài ra, các nhà khoa học và bác sĩ đưa ra các khuyến nghị sau:

– Đi bộ dài hơn thường xuyên hơn.

– Không ngồi khi bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

– Đi bộ đến bàn của đồng nghiệp để trao đổi thay vì gọi cho họ bằng điện thoại.

– Có cuộc họp đứng thường xuyên hơn.

– Đi bộ trong giờ ăn trưa hoặc ăn ngoài trời.

– Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy.

– Nghỉ giải lao khi làm việc để làm một vài động tác kéo giãn cơ đơn giản.

Bạn có muốn đứng ngay lên khỏi ghế sau khi đọc bài báo này không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về chủ đề này với chúng tôi nhé.

Theo Brightside

BÌNH LUẬN