10 máy bay chiến đấu hiện đại đắt giá nhất thế giới, số 10 có thể ‘tàng hình’

0
10507

B-2 Spirit bắt đầu được sử dụng năm 1993, từng tham chiến tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 80.

Tạp chí Time, Mỹ vừa bình chọn, công bố danh sách Top 10 quân sự có giá khủng nhất do Mỹ sản xuất (Top 10 Most Expensive Military Planes).

Chiến đấu cơ rẻ nhất cũng gần 100 triệu $ và cao nhất là 2,4 tỷ $.

1. F/A-18 Hornet (94 triệu $)

F/A-18 Hornet là máy bay phản lực chiến đấu hai động cơ hiện đại đa năng, được thiết kế để tấn công mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất.

Nguyên thuỷ, được hãng McDonnell Douglas thiết kế để dùng cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ, sau được Boeing tiếp nhận và phát triển thêm để xuất khẩu.


Nhiệm vụ chính của F/A-18 Hornet là hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom, yểm trợ mặt đất lẫn trinh sát. F/A-18 Hornet cũng có những hạn chế, đặc biệt là tầm bay và tải trọng.

Nó từng được sử dụng trong Bão táp sa mạc và hiện nay được không quân các nước như Canada, Úc, Phần Lan, Cô-oét, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sử dụng.

2. EA-18G Growler (102 triệu $)

Boeing EA-18G Growler là máy bay hai chỗ ngồi được phát triển từ F/A-18F Super Hornet. Bắt đầu chế tạo vào năm 2007 và đưa vào sử dụng 2009. EA-18G thay cho những chiếc EA-6B Growler của hải quân Mỹ.


Growler giống tới 90% thiết kế của Super Hornet, được trang bị với 5 thiết bị gây nhiễu chiến thuật ALQ-99, 2 tên lửa để phòng vệ AIM-120 AMRAAM, hai tên lửa chống bức xạ cao tốc AGM-88 HARM để triệt hạ các đài radar của đối phương.

EA-18G còn được trang bị hệ khử nhiễu INCANS, cho phép truyền thông tin bằng giọng nói nội bộ, trong khi đó hệ thống thông tin của đối phương lại bị nhiễu.

3. V-22 Osprey (118 triệu $)

V-22 Osprey là máy bay tầm trung đa năng có thiết kế cánh quạt ở hai bên, sản phẩm hợp tác giữa Boeing và Bell Helicopters. Đặc biệt, V-22 có hệ thống cánh gập, có thể điều chỉnh hay song song với thân, giúp máy bay linh hoạt hơn trong việc hạ và cất cánh, kể cả trong điều kiện sức gió trên 100km/h.

V-22 Osprey có thiết kế như một máy bay trực thăng, chở được 9.072 kg hàng hóa bên trong và 6.804 kg hàng hóa bên ngoài.

4. F-35 Lightning II (122 triệu $)

F-35 Lightning II có thiết kế gần giống tiêm kích một chỗ ngồi X-35, có khả năng tàng hình, đa nhiệm như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Sản phẩm của tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin đứng đầu và đã đưa vào trình diễn thành công năm 2000.


Hiện nay chương trình F-35 không được như mong đợi và đang gặp nhiều vấn đề cũng như tranh cãi vì giá ngày càng cao cũng như không đạt tiêu chuẩn của quân đội đề ra, và xuất hiện nhiều sự cố thử nghiệm.

Vì thế, Mỹ chỉ dùng F-35 để xuất khẩu và thử nghiệm chứ chưa trang bị cho quân đội. Thậm chí Bộ Quốc phòng Mỹ còn tiết lộ đã dời kế hoạch chế tạo hàng loạt đến năm 2019, chỉ mới thực hiện được 25% các cuộc bay thử nghiệm.

5. E-2D Advanced Hawkeye (232 triệu $)

E-2D là dòng máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW), trang bị cho tàu sân bay, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

E-2D có hai động cơ turboprop, được thiết kế và phát triển cuối thập niên 50, đầu 60 bởi hãng Grumman Aircraft Company cho Hải quân Mỹ nhằm thay cho E-1 Tracer. E-2D có thể quét ra đa trong một khu vực rộng tới trên 300%, phát hiện nhanh mục tiêu, kể cả mục tiêu cực nhỏ.

6. VH-71 Kestrel (241 triệu $)

Ngay sau khi nhậm chức, Obama đã thông báo kế hoạch hủy dự án sản xuất máy bay này, nhưng sau hàng loạt tranh cãi, dự án lại tiếp tục được thực hiện.


Đây là loại máy bay trực thăng lớn và hiện đại, được dùng riêng cho Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du thay cho máy bay thế hệ cũ. Dự án đã được Ủy ban Phân bổ Ngân sách Quốc hội (HAC) nhất trí thông qua gói ngân sách lên tới 485 triệu $ để phát triển.

7. P-8A Poseidon (290 triệu $)

Boeing P-8 Poseidon (tên cũ Multimission Maritime Aircraft hay MMA) là loại máy bay quân sự hiện đang được Boeing Defense, Space & Security phát triển dựa trên phiên bản của Boeing 737 nhằm trang bị cho Hải quân để chống tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo. Nó có khả năng chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác.


Cho tới thời điểm hiện tại, P-8A Poseidon được xếp ở vị trí thứ tư những chiếc , tính theo giá bán (290 triệu USD).

8. C17A Globemaster III (328 triệu $)

Dòng máy bay Boeing C-17 Globemaster III là phương tiện vận tải quân sự chiến thuật/chiến lược cỡ lớn, được McDonnell Douglas phát triển cho Không quân Mỹ (UAF) từ thập niên 80 tới đầu thập niên 90 ở thế kỷ trước.

Riêng C17A Globemaster III được xếp vị trí thứ ba máy bay quân sự đắt tiền nhất (328 triệu USD). C17A dùng để chở binh lính tới các vùng chiến sự, thực hiện các sứ mệnh viện trợ hay thả dù.

C17A Globemaster III được trang bị 4 động cơ phản lực (cùng loại sử dụng cho Boeing 757 hai động cơ, có thể thả 102 lính dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, từng đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.

9. F-22 Raptor (350 triệu $)

F-22 Raptor là sản phẩm của Lockhead Martin, được ca ngợi là máy bay chiến đấu hoàn hảo nhất xưa và nay, từng là đối trọng với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là tính năng tàng hình, tốc độ siêu thanh và khả năng tránh tất cả các loại radar của đối phương.

F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Ban đầu, được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.


Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu được định danh YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ UAF vào tháng 12 năm 2005 với tên gọi F-22A.

Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.

Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế cho UAF dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng do gặp phải nhiều vấn đề về giá. Với 350 triệu USD/chiếc, F-22 Raptor được coi là phi cơ chiến đấu đắt tiền thứ hai trên thế giới hiện nay.

10. B-2 Spirit (2,4 tỷ $)

B-2 Spirit sản phẩm của Northrop Grumman, máy bay ném bom đa nhiệm vụ, sử dụng công nghệ tàng hình, ném được cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân. Việc ra đời B-2 Spirit là mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Mỹ.

Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc của đối phương mà máy bay chiến đấu trước đây không vượt qua được.

B-2 Spirit bắt đầu được sử dụng năm 1993, từng tham chiến tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 80.

Theo Time, B-2 Spirit xứng danh kỷ lục máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới xưa và nay, ước khoảng từ 1,16 tỷ tới 2,4 tỷ Mỹ kim.

BÌNH LUẬN