WHO đã ra cảnh báo về 10 mầm bệnh nguy hiểm nhất trong năm 2018

0
1583

Mỗi năm một lần, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố danh sách những nguy hiểm có nguy cơ bùng phát thành dịch hoặc chưa có biện pháp đối phó. Theo WHO, trong năm 2018 sẽ có 10 nguy hiểm có nguy cơ bùng phát thành dịch hoặc chưa có biện pháp đối phó, đe dọa đến sức khỏe toàn cầu. Dưới đây là danh sách các nguy hiểm nhất năm 2018 được WHO công bố, mời bạn cùng tham khảo:

1. Sốt xuất huyết Crimean – Congo (CCHF)

Sốt xuất huyết Crimean – Congo (CCHF) là một bệnh do virus gây ra với các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau cơ, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu dưới da. Các biến chứng có thể bao gồm suy gan. Ở những người sống sót, hồi phục thường xảy ra khoảng hai tuần sau khi bắt đầu.


Virus CCHF thường lây lan do vết cắn hoặc tiếp xúc với gia súc mắc bệnh. Những người bị ảnh hưởng thường là nông dân hoặc làm việc trong lò mổ. Bệnh cũng có thể lây lan giữa người với người qua dịch cơ thể. Nguy cơ tử vong ở những người bị ảnh hưởng là từ 10 đến 40%. Bệnh lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1940.

2. Ebola

Sốt xuất huyết Ebola (EHF) là bệnh do virus Ebola gây ra ở người. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm virus từ 2 ngày đến 3 tuần như: sốt, đau họng, đau bắp cơ và nhức đầu. Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy, kèm theo các chức năng gan và thận cũng bị suy giảm. Ở giai đoạn này, một số người bắt đầu có các triệu chứng xuất huyết.


Con người có thể bị nhiễm virus Ebola do tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm (thường là khỉ hoặc loài dơi ăn trái). Sự lây truyền qua không khí trong môi trường tự nhiên vẫn chưa được chứng minh. Loài dơi ăn trái được cho là mang truyền virus Ebola mà không hề bị bệnh. Một khi con người bị nhiễm bệnh, thì bệnh cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác.

3. Virus Marburg

Virus Marburg là một virus sốt xuất huyết thuộc họ virus Filoviridae và là thành viên của loài Marburg marburgvirus, chi Marburgvirus. Marburg virus (MARV) gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người và động vật linh trưởng. Loại vi rút này được coi là cực kỳ nguy hiểm. WHO đánh giá nó như là một tác nhân gây rủi ro nhóm 4 (yêu cầu bảo vệ tương đương mức độ an toàn sinh học 4).


Siêu này có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với một loài dơi ăn trái cây hoặc nó có thể lây truyền giữa người qua dịch cơ thể thông qua sự hoạt động tình d.ục không được bảo vệ. Bệnh có thể gây xuất huyết, sốt và các triệu chứng khác giống như Ebola. Theo thống kê liên quan đến loại virus này, cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 9 người tử vong.

4. Sốt Lassa

Sốt Lassa hoặc sốt xuất huyết Lassa (LHF) là một bệnh cấp tính do vi rút Lassa gây ra (được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969 tại thị trấn Lassa, ở Borno State, Nigeria). Bệnh rất khó phân biệt với các loại sốt xuất huyết do vi rút khác như Ebola Marburg gây ra.


Các vật chủ chính của virus Lassa là chuột Natal – một loài động vật được tìm thấy trong hầu hết các tiểu vùng Sahara . Virus này có thể lây truyền qua tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của loài động vật này. Sốt Lassa thường xảy ra ở Tây Phi và gây ra khoảng 5.000 ca tử vong mỗi năm.

5. Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV)

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện. Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp phía trên. Ca nhiễm MERS đầu tiên là một bệnh nhân thiệt mạng ở Jeddah, Saudi Arabia năm 2012. Kể từ đó đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới xác định đã có 1.149 người nhiễm MERS với tỷ lệ tử vong là 40%. Phần lớn các vụ nhiễm MERS xảy ra ở Saudi Arabia, tuy nhiên một số bệnh nhân ở các vùng khác trên thế giới cũng nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với người đã mắc bệnh.


Các nhà tìm thấy kháng thể chống MERS trong một số loài dơi, cũng như trong mẫu máu của lạc đà ở châu Phi và Saudi Arabia từ năm 1992 và 1993. Do đó, người ta cho rằng vi rút MERS đã tồn tại trong lạc đà từ nhiều năm trước khi lây lan sang con người vào năm 2012. Một chủng của MERS-CoV được gọi là HCoV-EMC/2012 được tìm thấy trong những bệnh nhân đầu tiên ở London vào năm 2012 được người ta nhận thấy phù hợp 100% với loài dơi mộ Ai Cập. Tính đến ngày 8/6/2015, thế giới đã ghi nhận 1.218 trường hợp mắc bệnh MERS với 450 ca tử vong, tại 26 nước. Tính riêng Hàn Quốc đã ghi nhận 87 ca nhiễm và có 6 ca tử vong; thực hiện cách ly gần 1.500 người.

6. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông lan tỏa gần như trở thành một đại dịch, với 8.422 trường hợp mắc bệnh và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong). Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.


Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào giới tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỉ lệ tử vong ít hơn 1%; giới 25 – 44 tuổi thì tỉ lệ tăng lên thành 6%; giới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.

7. Bệnh do virus Nipah và Henipavirus

Loại virus này dẫn đến bệnh dịch thần kinh và hô hấp ở heo rồi lây lan sang con người. Nguy hiểm hơn của bệnh này là sự bùng phát ban đầu lại bị nhầm lẫn với bệnh viêm não .


Bệnh do virus Nipah và Henipavirus với các triệu chứng nhiễm trùng chủ yếu là bệnh viêm não ở người và hô hấp trên heo.

8. Sốt thung lũng Rift

Sốt thung lũng Rift là một loại có khả năng gây bệnh cho động vật kể cả con người. Bệnh có thể lây truyền với tỉ lệ mắc và tử vong cao ở cả người và động vật.


Bệnh do virus gây ra, trong quá trình điều tra một ổ dịch trên loài cừu ở một trang trại chăn nuôi trong thung lũng Rift của Kenya vào năm 1930, lần đầu tiên các nhà đã phân lập được loại virus gây bệnh. Từ đó, một số ổ dịch trên người và động vật cũng được phát hiện ở Ai Cập vào năm 1977, 1978, 1993 và ở Mauritania vào năm 1987. Tại vùng sa mạc Sahara và Bắc Phi, ở Kenya và Somalia cũng đã có nhiều ổ dịch xảy ra vào các năm 1997 – 1998. Tháng 10 năm 2000, lần đầu tiên bệnh xuất hiện bên ngoài lục địa châu Phi, các ổ dịch được ghi nhận ở Saudi Arabia và Yemen đã tạo nên mối lo ngại về nguy cơ dịch bệnh này lây lan sang các châu lục khác. Vào năm 2007, tại Kenya (châu Phi), một vụ dịch xảy ra đã làm 220 người mắc bệnh và 82 trường hợp bị tử vong.

9. Zika

Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm virus. Khi nhiễm vi-rút này, các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài chưa đến một tuần. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, đau khớp và đỏ mắt.


Trong một số trường hợp, Zika có thể gây ra bệnh bại liệt (Hội chứng Guillain-Barre). Ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây dị tật bẩm sinh.

10. Bệnh X


Được gọi là bệnh X vì do một loại vi khuẩn chưa biết tên gây ra. Chúng có khả năng phát triển mạnh mẽ giống như dịch cúm Tây Ban Nha từng khiến 50 triệu người tử vong trên toàn thế giới.

Bên cạnh 10 như trên, WHO cũng khuyến cáo chúng ta cẩn trọng trước bệnh đậu mùa, leptospirosis, Chikungunya, virus West Nile, dịch hạch và hội chứng sốt giảm tiểu cầu (SFTS). Ngoài ra, WHO cũng kêu gọi các nhà khoa học tích cực nghiên cứu, phát triển các loại văcxin mới đồng thời nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình trạng kháng kháng sinh trên toàn cầu. Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Đừng quên truy cập Bestie mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe bạn nhé

BÌNH LUẬN