Trong khi bầu Đức vui vì Valentine đang đến gần thì các cặp đôi càng buồn lòng hơn vì thông tin này

0
589

“Chúng tôi đang cố duy trì mức lợi nhuận biên nhưng chúng tôi cũng không thể bán giá quá cao vì còn phải cạnh tranh trên thị trường”, Giám đốc điều hành Lim Wee Chai của Top Glove cho biết.

(14/2) cho các cặp tình nhân đang đến gần, nhưng dường như thị trường hàng hóa không để ý mấy đến điều này và có thể các cặp đôi sẽ phải buồn lòng cho mùa tình yêu năm nay.

Nguyên nhân ư? Rất đơn giản là giá cao su quốc tế đang lên, khiến hàng loạt những hãng sản xuất phải điêu đứng.

Kể từ tháng 8/2016, giá cao su trên thị trường kỳ hạn Thượng Hải đã tăng 100%. Trong khi đó, giá cao su tự nhiên ở các thị trường Malaysia, Thái Lan đều tăng 75% khiến cổ phiếu của hàng loạt các hãng như Goodyear Tire and Rubber (sản xuất lốp xe), Top Glove (sản xuất găng tay cao su) hay Karex (sản xuất bao cao su) cắm đầu đi xuống.

Với vai trò là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới khi sử dụng tới 1/3 số cao su sản xuất ra trên toàn cầu, hiện đang có ảnh hưởng rất lớn đến giá loại hàng hóa này như đã từng làm trước đây với quặng sắt hay đậu nành.

Vì nguyên nhân trên, việc giá cao su trên thị trường kỳ hạn Thượng Hải tăng đột biến đã khiến nhà bị ảnh hưởng lớn, qua đó đẩy giá nguyên liệu này lên cao tại nhiều nước.

Theo tổ chức các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguyên nhân chính của việc tăng giá cao su là lượng cầu bắt đầu vượt cung trong năm 2016 với khoảng chênh lệch 655.000 tấn, điều lần đầu tiên diễn ra trong vòng 4 năm qua.

Thêm vào đó, việc nhiều quỹ đầu cơ tại thị trường Thượng Hải chuyển mục tiêu từ hàng hóa kim loại sang cao su trong quý IV/2016 cũng là một nguyên nhân khiến giá mặt hàng này đi lên.

Giá cổ phiếu của các công ty có nguồn cung cao su được lợi nhờ điều này sau thời gian ảm đạm. Ví dụ như cổ phiếu HAG của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 8/2016 dừng đà rơi sau một thời gian rớt giá.

Biến động giá cổ phiếu HAG 1 năm qua.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giá cao su có thể được xoa dịu nhờ kế hoạch bán 100.000 tấn cao su thiên nhiên dự trữ của Thái Lan.

Trước tình hình trên, hàng loạt các hãng sản xuất sản phẩm cần nguyên liệu cao su đang xem xét tăng giá. Nhà sản xuất bao cao su thuộc hàng lớn nhất thế giới Karex cho biết họ sẽ đàm phán tăng giá với các khách hàng trong thời gian tới. Công ty sản xuất lốp Goodyear cùng một vài hãng khác cũng đang tính nâng chi phí nguyên liệu lên và điều chỉnh giá bán.

Trong khi đó, hãng sản xuất găng tay7 cao su hàng đầu thế giới Top Glove cho biết họ đã nâng giá 4 lần từ tháng 9/2016 nhưng như vậy vẫn chưa đủ với đà tăng giá cao su hiện nay.

“Chúng tôi đang cố duy trì mức lợi nhuận biên nhưng chúng tôi cũng không thể bán giá quá cao vì còn phải cạnh tranh trên thị trường”, Giám đốc điều hành Lim Wee Chai của Top Glove cho biết.

Băng Tâm

Theo Thời Đại

BÌNH LUẬN