Thuốc tránh thai và miếng dán ngừa thai cái nào nguy hiểm hơn

0
1026

Dù là thuốc tránh thai hay miếng dán, bạn cũng nên kiên trì với phương pháp đã chọn trong vài tháng để cơ thể thích nghi. Chúc các bạn bảo vệ tốt sức khỏe của mình.

Bạn dán miếng dán lên da trong 1 tuần và chẳng cần phải bận tâm đến nó nữa, nhưng bạn phải luôn nhớ uống thuốc tránh thai mỗi ngày. Dù áp dụng thuốc hay miếng dán, bạn đều được bảo vệ như nhau khỏi nguy cơ “dính bầu”. Tuy nhiên trước khi quyết định, hãy đọc bài viết này để biết phương pháp nào tiện lợi hơn cũng như các tác dụng phụ đi kèm.

1. Thuốc tránh thai

Phụ nữ đã bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai từ những năm 1960. Thuốc này chứa estrogen và progestin (progestogen tổng hợp). Có loại chỉ chứa progestin.

Thuốc tránh thai ngăn cản hai buồng trứng giải phóng trứng mỗi tháng. Các hóc-môn sẽ làm đặc lớp nhầy cổ tử cung, khiến tinh tr.ùng khó mà bơi tới trứng. Hóc-môn cũng làm thay đổi nội mạc tử cung, nên nếu một quả trứng được thụ tinh, nó cũng sẽ không thể làm tổ trong tử cung.

Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng.

2. Miếng dán tránh thai

Miếng dán cũng chứa hóc-môn estrogen và progestin. Bạn dán lên vùng da ở bắp tay, mông, lưng hoặc bụng dưới. Miếng dán sẽ cung cấp một lượng hóc-môn ổn định đi vào đường máu.

Miếng dán cũng hoạt động như thuốc tránh thai. Các hóc-môn ngăn chặn việc rụng trứng, làm thay đổi cả lớp nhầy cổ tử cung và nội mạc tử cung. Bạn chỉ cần dán miếng dán một lần mỗi tuần. Sau 3 tuần (21 ngày), bạn ngưng miếng dán trong 1 tuần.

Miếng dán đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam vì độ tiện dụng của nó.

Một bất tiện của miếng dán là nó có thể rớt ra. Trường hợp này khá hiếm (chưa đến 2%). Thông thường miếng dán bám rất chặt, cho dù bạn đổ mồ hôi hay tắm táp, nó cũng không rơi ra. Nhưng nếu điều đó xảy ra, bạn chỉ việc dán lại miếng dán đó, hoặc thay cái mới nếu muốn. Tuy nhiên, nếu miếng dán bị rơi ra trong vòng hơn 24 tiếng, thì bạn nên áp dụng thêm 1 phương pháp tránh thai khác nếu có quan hệ (dùng bao, uống thuốc tránh thai khẩn cấp…)

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TRÁNH THAI

Cả 2 phương pháp này đều được đánh giá là an toàn và hiệu quả trong việc tránh thai, nhưng cũng có những tác dụng phụ điển hình sau:

1. Đối với thuốc tránh thai

– Chảy máu giữa chu kì (thường xảy ra với thuốc chỉ chứa progestin).

– Đau đầu

– Ngực nhạy cảm

– Buồn nôn, nôn

– Tâm trạng thất thường

– Tăng cân

Các tác dụng phụ này sẽ tăng mức độ sau khoảng 2 tháng uống thuốc.

Cả 2 loại thuốc đều có thể gây tăng cân.

2. Đối với miếng dán

– Chảy máu rải rác giữa các chu kì

– Ngực nhạy cảm

– Đau đầu

– Buồn nôn, nôn

– Tâm trạng thất thường

Tài trợ

– Tăng cân

– Mất hứng thú tình d.ục

Miếng dán cũng khiến da trở nên mẩn cảm, tấy đỏ và ngứa ngấy. Vì miếng dán chứa hàm lượng hóc-môn cao hơn thuốc tránh thai, nên những tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn.

Chỉ rất hiếm trường hợp 2 phương pháp này để lại những tác dụng phụ nặng nề, bao gồm đau tim, đột quỵ, cục máu đông ở chân, tim, phổi, não.

Cục máu đông là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra khi dùng thuốc tránh thai hoặc miếng dán.

NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ

– Một số loại thuốc tránh thai có thể chứa một dạng khác của progestin gọi là drospirenone. Đó là các thuốc: Yaz, Yasmin, Ocella, Syeda, Zarah. Drospirenone có thể làm tăng cao nguy cơ cục máu đông hơn các loại thuốc khác. Nó cũng làm tăng hàm lượng kali trong máu, gây nguy hiểm cho tim.

– Vì miếng dán cung cấp nhiều estrogen hơn thuốc tránh thai (nhiều hơn 60%), nên nó chứa rủi ro cục máu đông, đau tim và đột quỵ cao hơn. Nhưng nói tóm lại, các trường hợp này đều rất hiếm xảy ra.

– Đối với cả 2 phương pháp, tác dụng phụ sẽ dễ xuất hiện nếu phụ nữ trên 35 tuổi; bị huyết áp cao; cholesterol cao; tiểu đường thiếu kiểm soát; từng bị đau tim; hút thuốc; thừa cân; có tiền sử gia đình bị cục máu đông; từng nằm trên giường lâu do bị bệnh hay phẫu thuật; từng bị vú, gan hay tử cung; bị đau nửa đầu và ảo giác. Nếu những điều này xảy ra với bạn, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng một phương pháp tránh thai khác.

– Không được hút thuốc nếu bạn áp dụng 2 phương pháp tránh thai này.

– Nếu bạn phải sử dụng một loại thuốc trị bệnh nào đó, thì 2 phương pháp tránh thai này có thể giảm tác dụng. Do đó hãy hỏi bác sĩ bạn có thể sử dụng phương pháp tránh thai nào, phù hợp với loại thuốc trị bệnh nào.

Dù là thuốc tránh thai hay miếng dán, bạn cũng nên kiên trì với phương pháp đã chọn trong vài tháng để cơ thể thích nghi. Chúc các bạn bảo vệ tốt sức khỏe của mình.

Nguồn: healthline

BÌNH LUẬN