Thói quen thức khuya hay dậy sớm thực sự ảnh hưởng đến hiệu suất công việc?

0
533

” với “chim sâu buổi sớm”, kiểu người nào sẽ có lợi thế hơn trong công việc: đã có câu trả lời gây bất ngờ

Bạn hoàn toàn có thể biết được mình là một con “cú đêm” hay một chú chim sâu buổi sáng nhờ vào nhịp của bản thân. Giữa 2 kiểu người này có một sự phân hóa rất rõ ràng trong chức năng não, khi mà những “cú đêm” có rất thấp vào giờ làm việc bình thường.

Các nhà tại Đại học Birmingham đã về chức năng não (cùng với nhiều thứ khác) của 38 người được phân loại là “cú đêm” – những người thường đi ngủ lúc 2 giờ 30 sáng và thức dậy lúc 10 giờ sáng, cùng với đó là những “chim sâu| buổi sáng – người thường đi ngủ lúc 11 giờ đêm và thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng.

Những người tham gia được quét MRI, yêu cầu hoàn thành một số các nhiệm vụ cũng như bài kiểm tra vào nhiều thời điểm trong ngày từ 8 giờ sáng – 8 giờ tối. Đồng thời họ cũng cần báo cáo mức độ buồn ngủ ở từng thời điểm trong ngày.

Kết quả tất yếu, những “cú đêm” có mức tập trung kém hơn, sự chú ý thấp hơn, phản ứng chậm và buồn ngủ nhiều hơn trong giờ làm việc thông thường. Trong khi đó, khả năng kết nối não của những người thường thức dậy sớm có hiệu suất tốt hơn, ít buồn ngủ hơn ở bất kỳ thời điểm nào.

“Một số người phải vật lộn đấu tranh để não bộ có thể làm việc với hiệu suất tốt nhất nhưng lại không phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên”, Tiến sĩ Elise Facer-Childs, thuộc Trung tâm Sức khỏe Não người của Đại học Birmingham cho biết. Để giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe cũng như tối đa hóa , bạn cần phải hiểu rất rõ những vấn đề này.


Có một điều phần lớn chúng ta không biết là việc là một “cú đêm” hay “chim sâu” có thể do gen quyết định. Một nghiên cứu riêng được công bố vào tháng 1 đã xem xét bộ gen của gần 700.000 người, sử dụng dữ liệu từ 23andMe và U.K. Biobank đã phát hiện ra rằng có hàng trăm bộ gen có ảnh hưởng đến việc bạn là người thức khuya hay dậy sớm. Đó là các gen liên quan đến trao đổi chất, đồng hồ sinh học và các gen hoạt động trong võng mạc.

Biết được mình là một “cú đêm” hay “chim sâu” có thể giúp bạn tối ưu hóa năng suất của mình suốt cả ngày, theo Daniel Pink, tác giả của cuốn “When: The Scientific Secrets of Perfect Timing”. Trong đó, ông cho rằng: Hiệu suất làm việc của chúng ta thay đổi liên tục trong ngày và tùy vào bản chất của nhiệm vụ mà não bộ sẽ điều chỉnh để thực hiện các công việc đó.

Theo đó, với những người thường dậy sớm, buổi sáng là thời gian tốt nhất để thực hiện công việc phân tích đòi hỏi sự tập trung, và hoặc công việc thường ngày nên được thực hiện sau đó trong ngày. Điều ngược lại sẽ phù hợp cho những “cú đêm”.

BÌNH LUẬN