Não của con người tuy phức tạp thật đấy nhưng chúng ta lại có rất nhiều cái chung. Nếu 1 lúc nào đó bạn cảm thấy rằng chỉ có mình có cảm giác như thế, thì bạn lầm rồi đấy vì rất nhiều người cũng có tâm lí giống bạn.
Có một nỗi ám ảnh gọi là “mất điện thoại”. Nomophobia là từ dùng mô tả nỗi sợ hãi của con người khi không có điện thoại, hoặc không thể liên lạc điện thoại. Cụm từ này do Bưu điện Anh nhắc tới lần đầu tiên vào năm 2010. Theo một nghiên cứu, 54% người được hỏi cho biết họ từng trải qua cảm giác này. Trong đó, phụ nữ sẽ sợ hãi nhiều hơn nam giới khi không nhìn thấy chiếc điện thoại của mình.
Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác. Khoa học gọi đây là “sự lây nhiễm cảm xúc”. Đó là một quá trình tự nhiên cho phép chúng ta hiểu và phản ứng với cảm xúc của người khác. Chúng ta cũng có khuynh hướng bắt chước lời nói và cử chỉ của người khác trong vô thức. Tuy nhiên, chỉ những người thân yêu mới có thể tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của bạn.
Chúng ta thường nghe đến khái niệm này và cho đó là sự liên tưởng về mặt văn học cũng như ngôn ngữ tình cảm. Tuy nhiên xét theo khoa học, hiện tượng này là hoàn toàn có thật và trái tim cũng biết đau khi con người trở nên xúc động. Khoa học cho biết, khi bạn xúc động cơ thể sẽ tiết ra một loại hóc-môn làm “tê liệt” trái tim. Hiện tượng này khoa học gọi là “hội chứng trái tim tan vỡ” và có thể dẫn đến suy hô hấp, chết người.
Khi chúng ta ôm, não sẽ tiết ra hóc-môn oxytocin, có vai trò hình thành các sợi dây liên kết xã hội, đặc biệt là hình thành niềm tin giữa người và người.
Con người ta thường khó kiểm soát được bản thân khi họ mệt mỏi. Người ta cũng cư xử thiếu chuẩn mực đạo đức hơn vào buổi chiều. Theo nghiên cứu của Đại học bang Florida (Mỹ), việc dự trữ glucose đến một mức độ nào đó có thể tăng năng lực kiểm soát của con người. Bởi vì nhịp tim kết nối trực tiếp với bộ máy kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, khi mệt mỏi, tức lượng đường trong máu sụt giảm, con người dễ hành động thiếu đạo đức, đồng thời họ cũng thiếu sự đề phòng và thành thật hơn.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, những người hay xem phim có cảnh bạo lực dung tục thì dần dần họ sẽ cảm thấy những cảnh đó là bình thường. Người thường xuyên chơi game cũng cảm thấy chơi game là hoạt động bình thường, không có hại. Họ thậm chí có thể dạy con cái chơi game hoặc cho con xem các bộ phim bạo lực dung tục.
Chocolate được xem là tình dược. Nó nổi tiếng là một loại thuốc kích thích tình d.ục và có thể dùng làm quà tặng vào bất kì thời điểm nào trong năm. Chocolate chứa tryptophan, một hóa chất trong não có khả năng sản xuất serotonin, giúp con người lạc quan yêu đời, dễ ngủ và ít thèm ăn. Chocolate cũng chứa một hóa chất gọi là phenylethylamine, đây là một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng cường cảm giác kích thích, hưng phấn.
Các nghiên cứu tâm lí đã phân loại 6 biểu hiện trên mặt phản ánh 6 cảm xúc phổ biến là: ghê tởm, buồn bã, hạnh phúc, sợ hãi, giận dữ và ngạc nhiên. Mỗi cử động khác nhau của cơ mặt phản ánh một cảm xúc cụ thể, và dường như ai cũng giống ai.
“Tế bào thần kinh gương” cho phép chúng ta nắm bắt được tâm trạng của người khác, không phải qua những lời giải thích của họ mà mang tính trực diện hơn. Chẳng hạn bạn sẽ đỏ mặt khi thấy ai đó bị trêu chọc, bạn nhăn nhó khi ai đó bị tấn công, và bạn cũng bật cười khi ai đó cười.
10. Người bận rộn thường hạnh phúc hơn người ở không, chẳng có việc gì làm. Đó là sự thật.
Hiểu được những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tâm lí của mình tốt hơn trong mọi hoàn cảnh, đồng thời dễ thấu hiểu với cảm giác của người khác. Hãy giao tiếp thông minh để mọi người đều muốn ở gần bạn nhé.
Nguồn: psych2go