Súc miệng hàng ngày ,vậy bạn có biết rằng mình luôn dùng sai?

0
908

Bạn thường dùng vào lúc nào? Nếu câu trả lời là ngay sau khi đánh răng thì bạn đã sai rồi nhé. chỉ phát huy tác dụng giúp răng và lợi khỏe mạnh khi bạn dùng đúng cách.

Gia Bình – Theo thethaovanhoa.vn

Bạn hãy làm theo bí quyết của các chuyên gia nha khoa để tận dụng hết lợi ích của nước súc miệng và tránh các hiểu lầm sau đây:

1. Nhầm lẫn: Súc miệng chỉ cần cho dung dịch vào trong miệng, đảo qua đảo lại vài lần rồi nhổ ra.

Sự thật: Cách làm này hoàn toàn không đúng. Hầu hết các loại nước súc miệng sẽ phát huy tối đa tác dụng khi tiếp xúc với các mô trong miệng ít nhất 30 giây/lần. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng: đổ một nắp nước súc miệng ra ly, uống vào miệng, ngậm, súc trên dưới, trái phải, dưới lưỡi, họng, ít nhất 30 giây. Sau đó, bạn mới nhổ ra, không nuốt.

Nên súc miệng ít nhất 30 giây rồi hãy nhổ ra.

2. Nhầm lẫn: Sau khi đánh răng, bạn dùng nước súc miệng ngay sẽ bảo vệ răng trắng đẹp.

Sự thật: Trong nước súc miệng có fluoride, nhưng khả năng bám dính của nó kém hơn so với lớp fluoride tạo ra bởi kem đánh răng. Nếu súc miệng ngay sau khi chải răng, lớp fluoride bám lỏng lẻo sẽ thay thế lớp fluoride vốn rất chắc của kem đánh răng. Vì vậy, bạn hãy súc miệng vào giữa các lần đánh răng, giúp tiêu diệt đang sinh sôi, hỗ trợ răng miệng và tạo hơi thở thơm tho.

3. Nhầm lẫn: Nước súc miệng là chất thơm. Nếu miệng hôi, bạn chỉ cần dùng nước súc miệng.

Sự thật: Nước súc miệng có thể tạm thời rửa trôi cặn thực phẩm và lấn át mùi hôi. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp chữa trị dứt điểm và lâu dài. Mùi hôi trong miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau và nước súc miệng không có tác dụng loại bỏ toàn bộ các nguyên nhân này. Ví dụ, nếu mùi hôi trong miệng do gia vị, tỏi, hành hay thực phẩm bị lên men bốc mùi thì có thể súc sạch. Song, nếu mùi hôi do viêm nướu, nghiêm trọng hơn là bệnh lý của hầu họng như viêm họng, , viêm khí phế quản, viêm phổi thì nước súc miệng không thể loại trừ được.

Không phải lúc nào nước súc miệng cũng có thể loại trừ .

4. Nhầm lẫn: Nước súc miệng chỉ chứa các chất an toàn và không có hại. Mặt khác, nó không ngấm vào bên trong cơ thể nên không lo độc hại.

Sự thật: Rất nhiều nước súc miệng có chứa hàm lượng cồn cao, có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng. Hơn nữa, cồn còn kích thích, gây rát ở bên trong miệng, khiến chân răng nhạy cảm. Ngoài cồn, nước súc miệng có thể chứa H2O2 (oxy già). Dù ở nồng độ thấp nhưng chất này gây kích thích rất mạnh. Một số sản phẩm chứa chất kháng khuẩn, chống tạo mảng bám chlorhexidine. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao (trên 2%) có thể làm biến đổi vị giác, gây dị ứng.

5. Nhầm lẫn: Trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng như loại ngừa sâu răng, làm trắng răng, bảo vệ nướu. Vì vậy, nhãn hàng nào cũng như nhau.

Sự thật: Mỗi nhãn hàng có công thức khác nhau. Thường có hai loại nước súc miệng: thứ nhất là loại cho hơi thở thơm. Thứ hai là loại chữa bệnh răng miệng có thành phần như chlorhexidine, cetylpyridinium chloride và fluoride. Dùng nước súc miệng này có thể giúp bạn loại bỏ mảng bám, ngừa sâu răng và chống viêm nướu.

Tài trợ

Nước súc miệng có thể loại bỏ mảng bám, ngừa sâu răng, chống viêm nướu…

MÁCH BẠN BÍ QUYẾT CHỌN ĐÚNG NƯỚC SÚC MIỆNG:

– Nếu bạn đang bị sâu răng, viêm nướu, nha chu, có vết loét, vừa nhổ răng hay tiểu phẩu răng miệng: nên chọn nước súc miệng có chứa chlorhexidine (chlorhexidine gluconate). Song, bạn cần lưu ý là loại này có thể làm thay đổi vị giác và tạo vết nâu xám trên răng.

– Bạn có hơi thở hôi nhưng không mắc bệnh về răng và lợi: Bạn nên dùng nước súc miệng có chứa tinh dầu bạc hà, chanh, cam, trà xanh và hoa cúc.

– Bạn có răng nhạy cảm: Hãy chọn nước súc miệng có chứa chất giảm độ nhạy cảm của răng như potassium citrate. Chất này cũng có trong kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

– Bạn bị mảng bám trên răng, ố răng, dễ bị viêm nướu: Bạn cần chọn nước súc miệng có chứa cetylpyridinium và pyrophosphate. Đồng thời, nên chọn nước súc miệng không cồn để hạn chế khô miệng.

– Răng bạn dễ bị sâu: Nên chọn nước súc miệng có fluoride để tạo một lớp bao phủ bảo vệ răng.

BÌNH LUẬN