Sao phải mua thứ mình không cần, bằng đồng tiền không phải của họ, để tạo ấn tượng với người họ không thích

0
729

Lối tối giản là sở hữu một số lượng thích hợp thứ gì đó, bất kể đó là nguồn lực bên ngoài học bên trong. Trở thành một người tối giản thực sự có nghĩa là bạn không trốn tránh thế giới vật chất, nhưng mặt khác bạn cũng đảm bảo bạn không đắm chìm trong đó và phí phạm đời mình.

Thế giới đầy rẫy những sản phẩm rẻ tiền và mọi người luôn muốn bạn mua thứ gì đó.

Nếu mở TV, bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy một điều tiêu cực lớn của thế giới hiện đại. Khẩu hiệu mà nhiều người trên khắp thế giới đang hưởng ứng, đặc biệt là những người trẻ: . Mọi người muốn tận hưởng cuộc sống bằng cách dành nhiều giờ , tiêu xài của cái, được nổi tiếng và vui vẻ. Nhu cầu trên thị trường tăng cao, mọi người nôn nóng tiêu những đồng tiền của cha mẹ hoặc vay mượn vào những sản phẩm mới.

Lượng cầu cao thúc đẩy lượng cung tăng cao hơn nữa. Điều này dẫn đến các trung tâm mua sắm mọc lên như nấm sau mưa, hàng trăm mỗi ngày ở bất cứ nơi nào bạn đi đến. Áp lực xã hội buộc bạn phải sở hữu điện thoại iPhone, xe hạng sang và quần áo hàng hiệu chưa bao giờ lớn đến vậy.

Bạn luôn cảm giác mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu không sở hữu mọi thứ đang thịnh hành. Thế nên mọi người luôn muốn mua sắm nhiều hơn nữa. Ai cũng muốn trải nghiệm cảm giác phấn khích dù chỉ một lần bằng cách mua một vài món đồ mới. Trung tâm mua sắm, quảng cáo và áp lực xã hội cộng hưởng khiến ta trở thành người mua sắm thiếu thông minh.

Đến giờ, câu trích dẫn của bộ phim Fight Club là hoàn toàn chính xác: “Người ta mua những thứ mình không cần, bằng đồng tiền không phải của họ, để tạo ấn tượng với những người mà họ không thích”.

Sự thật thì tất cả những điều to lớn trong cuộc đời mà ta đạt được là nhờ sự tiết kiệm, chăm chỉ và thông minh, cải tiến, óc tổ chức và linh hoạt cao. Và cách để chế ngự chủ nghĩa khoái lạc là:

Chủ nghĩa tối giản = Có một lượng thích hợp thứ gì đó

là tìm được sự cân bằng thích hợp giữa việc sở hữu nguồn lực bên trong và bên ngoài, và sự cân bằng giữa ham muốn vật chất và sự hy sinh.

Nguồn lực bên trong là tổng hợp tất cả những năng lực của bạn – kiến thức, kỹ năng, , sự , các ý tưởng cải tiến, hình ảnh bản thân, sự tự tin, chiến lược sống và và mọi thứ khác thuộc về tính cách, tư duy và hành động của bạn. Từ những nguồn lực bên trong, bạn có khả năng tác động đến môi trường và tạo ra sự giàu có.

Nguồn lực bên ngoài là tất cả những tài sản và sự giàu có mà không phải là một phần của con người bạn – tiền bạc, sự kết nối, hợp đồng, tài sản và tất cả những thứ thuộc sở hữu của bạn.

Một người bình thường về cảm xúc tìm sự cân bằng giữa các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Người đó biết rằng họ phải phát triển nguồn lực bên trong phù hợp trước, sau đó có thể tạo ra nhiều nguồn lực bên ngoài hơn.

Nếu bạn phát triển kỹ năng bán hàng, bạn luôn có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách bán món hàng nào đó. Khi bạn sở hữu các kĩ năng càng hiếm, vị trí của bạn càng tốt hơn. Sự kết hợp đúng đắn của các nguồn lực bên trong mang đến sự an toàn lớn nhất; vì bạn luôn có thể kiếm nhiều tiền hơn.

Nhưng công thức này không đúng ở chiều ngược lại. Bạn không thể trực tiếp tìm kiếm nguồn lực bên trong bằng cách sở hữu nhiều nguồn lực bên ngoài:

– Bạn hy vọng cảm thấy hạnh phúc hơn bằng cách mua cho mình những món đồ mới.

– Bạn hy vọng được tự tin hơn bằng cách diện bộ quần áo mới đắt tiền.

– Bạn hy vọng được nhìn nhận là người thú vị bằng cách mua chiếc điện thoại đời mới nhất.

– Bạn hy vọng rằng bạn sẽ bạn đời sẽ yêu thương mình nhiều hơn bằng cách tặng người đó một món quà mới đắt tiền hơn.

Bạn có thể nhanh chóng đi đến nhận định sai lầm rằng nhiều nguồn lực bên ngoài hơn mang đến nguồn lực bên trong. Bạn có thể đánh đồng bản thân với các món đồ bạn sở hữu. Bạn cảm giác như các nhãn hiệu khác nhau giống như là những phần tính cách của bạn. Bạn khiến mình hạnh phúc bằng cách mua sắm. Một có vẻ hạnh phúc khi bạn mua cho ai đó một món quà đắt tiền. Nhưng trong một vài ngày tới thì sao? Mọi thứ trở lại bình thường, trở lại vị trí xứng đáng của chúng.

Các nguồn lực bên ngoài chắc chắn đóng vai trò lớn trong việc phát triển nhiều nguồn lực bên trong. Nhưng chỉ là gián tiếp. Chắc chắn bạn có thể trông chỉnh tề khi diện bộ âu phục. Nhưng bạn vẫn cần có cá tính, quần áo chỉ là phần hỗ trợ. Bạn chắc chắn có thể làm việc có hiệu suất hơn nếu có chiếc điện thoại chạy mượt và mới hơn. Nhưng trước hết bạn cần phải là một người có đầu óc tổ chức.

Bạn không phải là công việc của bạn. Bạn không phải là số tiền bạn có trong ngân hàng. Bạn không phải là chiếc xe bạn đang lái. Bạn không phải là thứ có trong ví tiền của bạn. Bạn không phải là chiếc quần bạn đang mặc. Bạn tràn đầy sức sống. Bạn không cần sở hữu hàng nghìn thứ vô nghĩa chỉ để cảm thấy thoải mái hơn về bản thân.

Vậy sống tối giản có phải là sống khổ hạnh?

Trái ngược với lối sống trên là lối sống phủ nhận thế giới vật chất, lối sống khổ hạnh và từ bỏ mọi thứ không cần thiết để tồn tại.

Khi bạn nhận thấy rằng vật chất không mang lại hạnh phúc thực chất và rằng chúng không thể làm tâm hồn bạn thanh thản, bạn có thể nhanh chóng quyết định chống lại chủ nghĩa tư bản, căm ghét thế giới vật chất đầy bất công và tàn bạo.

Phủ nhận thế giới vật chất cũng tệ hại như việc tôn vinh nó. Nếu bạn thường xuyên buồn phiền bởi những thứ mình sở hữu, tâm trí bạn vẫn còn ám ảnh với đồ đạc, điều này không lành mạnh chút nào. Bạn phải tìm được sự cân đối thích hợp giữa việc có đủ nguồn lực bên trong và bên ngoài, để bạn có thể phát triển bình thường, tạo ra và tận hưởng cuộc sống và dễ dàng kết nối với người khác. Bạn không chỉ tồn tại trong thế giới vật chất, bạn còn cần được phát triển.

Nhiều quan điểm cho rằng bạn chỉ nên sở hữu một số lượng nhất định các món đồ mới để sống tối giản thật sự hoặc không được sở hữu một món đồ đắt tiền nào. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Lối sống tối giản là sở hữu một số lượng thích hợp thứ gì đó, bất kể đó là nguồn lực bên ngoài học bên trong. Trở thành một người sống tối giản thực sự có nghĩa là bạn không trốn tránh thế giới vật chất, nhưng mặt khác bạn cũng đảm bảo bạn không đắm chìm trong đó và phí phạm đời mình.

Mai Phương

Theo Trí Thức Trẻ/Agilelife

BÌNH LUẬN