Vén màn sự thật đằng sau những bức ảnh kinh điển từng gây chấn động cả thế giới

0
3016

Những bức tượng Phật được khắc tỉ mỉ trên ngọn tháp đá khổng lồ ở Bhutan khiến cả thế giới kinh ngạc về khả năng chinh phục thiên nhiên của người dân nơi đây. Đây thực chất chỉ là sự cắt ghép nhờ vào phần mềm photoshop mà thôi.

Những bức ảnh kinh điển từng khiến cả thế giới xôn xao thực chất chỉ là sản phẩm của các “thánh photoshop” mà thôi.

Với thời đại Internet phát triển như ngày nay, vô vàn hình ảnh, video được chia sẻ rộng rãi mỗi ngày. Rất nhiều trong số đó tạo nên sự chú ý cực lớn nhờ những hình ảnh ấn tượng và khiến mọi người tin “sái cổ”. Một vài trường hợp đáng tiếc chỉ là sản phẩm được chỉnh sửa qua bàn tay của các “thánh photoshop” nhưng vẫn thành công đánh lừa thế giới trong suốt thời gian qua.

Lính hải quân và con cá mập

Năm 2001, bức ảnh này trở thành cơn sốt cộng đồng mạng, khi được cho là ghi lại khoảnh khắc thót tim trong lúc một thủy thủ hải quân Anh tại Nam Phi bị cá mập tấn công. Thời đó, mọi người rủ nhau tin “sái cổ” bức ảnh nhưng về sau phát hiện, nó thực chất là sản phẩm cắt ghép từ 2 bức ảnh khác nhau. Đặc biệt, sự xuất hiện của cây phía sau ở San Francisco, Mỹ càng chứng tỏ đây chỉ là sản phẩm của các “thánh photoshop” tài ba thời ấy.

Einstein lái xe đạp

Khác với những gì bức ảnh hàng giả này cho thấy, Einstein hoàn toàn không lái xe đạp trong khoảnh khắc xảy ra vụ nổ ở bang Nevada, Mỹ. Thứ nhất, nó được cắt ghép từ một bức ảnh khác. Và thứ hai, nhà thiên tài vật lý đã qua đời trước khi sự kiện đó xảy ra tận 7 năm.

Dưa hấu xanh

Miếng dưa hấu xanh này có giá rơi vào khoảng 200 USD là giống trái cây hiếm chỉ có ở . Chưa hết, nó còn được “” có thể thay đổi hương vị sau khi ăn vào. Nghe có vẻ thần thánh là thế nhưng đây chỉ là trò bịp trên mạng của những người thích đùa. Sau vài bước chỉnh sửa, bức ảnh đã thành công khi trở thành đề tài gây xôn xao cộng đồng mạng cách đây vài năm.

Lâu đài trên đảo

Sau khi được lan truyền khắp cộng đồng mạng, “lâu đài trên đảo” được cho là ở Dublin, Ireland trở thành chốn thiên đường mà ai cũng muốn được đặt chân đến. Nhưng thực tế, đây chỉ là địa điểm trong mơ được photoshop từ Khao Phing Kan, Thái Lan và lâu đài Lichtenstein ở Đức.

Hình ảnh đầu sư tử gầm

Chắc hẳn tuổi thơ của chúng ta ai cũng gắn liền với đoạn giới thiệu kinh điển của hãng phim Metro Goldwyn Mayer (MGM) trước mỗi tập Tom and Jerry. Năm 2016, dân mạng chuyền tay nhau bức ảnh này và lên án cách thức hành hạ động vật của MGM. Sự thật đây chỉ là hình ảnh của một chú sư tử được đưa đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mà thôi.

Sư tử đen

Cũng giống như dưa hấu xanh, sư tử sở hữu bộ lông đen tuyền hoàn toàn chỉ nằm trong trí tưởng tượng của con người mà thôi. Nhưng cũng không thể phủ nhận bức ảnh trông rất thực và chú sư tử đen này cũng rất oai phong, hùng dũng.

Cá mập trắng dữ tợn

Năm 2016, cư dân mạng thay nhau bình chọn đây xứng đáng là “Bức ảnh của năm” của chương trình National Geographic trước khi phát hiện nó là “hàng fake”. Nếu không, chắc chẳng người nào đủ can đảm căng buồm đi biển để bắt gặp khoảnh khắc cá mập trắng dữ tợn lao mình ra khỏi mặt biển thế kia.

Phi công “tự sướng”

Chỉ có những người thích đùa nhất mới tin “sái cổ” vào bức ảnh anh chàng phi công selfie này. Thực tế, người này chỉ dám “tự sướng” cùng chiếc máy bay của mình ở mặt đất mà thôi!

Bức ảnh khủng bố

Với thông số thời gian trên bức ảnh, nó được cho là chụp cách thời điểm xảy ra khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 chỉ khoảng vài giây. Nhưng có quá nhiều điều hoang đường như tại sao người đó không nghe tiếng máy bay hay nhiếp ảnh gia không thông báo máy bay đang đến… khiến bức ảnh càng lộ rõ rằng nó chỉ là sản phẩm đã qua chỉnh sửa.

Bàn chân em bé lên bụng mẹ

Các bác sĩ chuyên khoa cũng lên tiếng “bóc mẽ” bức ảnh này và khẳng định không thể nào bàn chân em bé có thể in lên bụng mẹ như thế. Nhiều người hài hước đùa rằng ước gì người chỉnh sửa “có tâm” hơn tí nữa, là in cả gương mặt đứa bé lên bụng mẹ. Khi đó, chắc chắn bức ảnh sẽ tạo nên hiệu ứng dữ dội hơn rất nhiều.

Cựu đọc sách ngược

Chẳng biết cựu Tổng thống Mỹ, George Bush, có làm điều gì “phật lòng” ai không mà lại trở thành nạn nhân của các “thành photoshop”. Có vẻ như chủ nhân bức ảnh giả đang muốn “dìm hàng” ông Bush hoặc chỉ đơn giản mang đến tiếng cười cho mọi người.

Joker lướt ván

Cố diễn viên Heath Ledger từng là một người thích đùa cả trên màn ảnh lẫn hậu trường. Nhưng hoàn toàn không có chuyện anh vô tư lướt ván qua người bạn diễn như thế này.

Nữ thần Tự do bị bão cát tấn công

Xuất hiện trên mạng cùng với là cơn bão cát có độ cao chọc trời năm 2014, bức ảnh này từng khiến người dân nước Mỹ rất hoang mang. May mắn thay nó chỉ là sản phẩm cắt ghép để giúp tăng thêm sự hoành tráng của bức ảnh mà thôi.

Cá mập bơi tung tăng trên lòng đường

Thử tưởng tượng một ngày mưa ngập đường bỗng từ đâu xuất hiện một con cá mập bơi tung tăng phía dưới. Khi đó, chắc chỉ có mỗi ông trời mới có thể giúp bạn thoát khỏi hàm răng nhọn hoắt của loài hung thần biển xanh này.

Tượng phật trên đá

Những bức tượng Phật được khắc tỉ mỉ trên ngọn tháp đá khổng lồ ở Bhutan khiến cả thế giới kinh ngạc về khả năng chinh phục thiên nhiên của người dân nơi đây. Đây thực chất chỉ là sự cắt ghép nhờ vào phần mềm photoshop mà thôi.

(Nguồn: Viral Thread)

BÌNH LUẬN