Ở hành tinh khác, mưa hình thành kim cương, có nơi thì mưa axit sập mặt

0
1920

Và tuy tên gọi khiêm tốn là Chấm đỏ, nhưng cụ bão này có thể chấp ba cỡ như Trái Đất nhảy vào cũng chẳng xi nhê gì. Thật đáng nể!

Con người thường phàn nàn không ngớt về những cơn kéo dài, những cơn bão hoành hành khắp nơi do biến đổi khí hậu. Nhưng ít ra, với Trái Đất, ta còn biết cái gì đang đổ xuống đầu mình và nó sẽ kết thúc như thế nào. Còn ở những thế giới khác trong vũ trụ, đôi khi mọi việc lại không dễ dàng như vậy.
Mưa kim cương
Không phải mưa đá trông tựa kim cương mà là kim cương thật 100%. Theo các nhà , kiểu mưa ”sang chảnh” này xảy ra ở , Sao Mộc và Sao Diêm Vương, nhưng nhiều nhất là ở . có những cơn bão sấm chớp mạnh dữ dội (10 nháy/s) đủ sức làm cho các phân tử metan trong khí quyển bị phân tách, thải ra hàng loạt nguyên tử các-bon bay tự do và rơi xuống mặt đất. Trong quá trình phi thân qua lớp lang khí quyển dày đặc của , chúng chuyển hóa thành các mảnh kim cương nhỏ xíu.

Có điều, các hạt kim cương này chỉ đi được chừng 22 dặm (36 000 km) trước khi mọi thứ trở nên quá nóng và chúng bị phân hủy thành dung dịch lỏng. Vì vậy, đừng mơ đến một tương lai giàu có ở hành tinh khí này.

Mưa a-xít ngập mặt
Không có hứng thú với kim cương mà muốn thứ gì đó nóng bỏng hơn? Chào mừng đến với Sao Kim. Bầu khí quyển của “người đẹp” Sao Kim dày đặc những đám mây axit sunfuric, nhưng vì lớp bề mặt của hành tinh này lên đến 894 độ F (Tức 480 độ C), nên cơn mưa sẽ chỉ đến được gần mặt đất tầm 15,5 dặm (25 km) trước khi biến hết thành khí gas. Do đó, sẽ chẳng có giọt a-xít nào chạm tới được người bạn đâu.

Bão mưa đá

Xin giới thiệu Titan, một mặt trăng của Sao Mộc, với rất nhiều cơn bão mưa metan. Cũng tương tự như Trái Đất có vòng tuần hoàn của nước, Titan cũng có vòng tuần hoàn metan của riêng mình: có mưa theo mùa với những cơn mưa metan làm đầy các hồ, metan bốc hơi và thăng thiên thành các đám mây, và vòng tròn lại lặp lại. Metan là chất lỏng chính trên Titan vì nhiệt độ bề mặt của nó cực kỳ lạnh giá, âm 290 độ F (âm 170 độ C). Nếu có cơ hội tham quan hành tinh này thì xác định phải mặc thật ấm.
Bão tuyết cacbon
Trong quá khứ, đã từng là hành tinh anh em cọc chèo với chúng ta, tức là có nước và có cả dấu hiệu của sự sống. Nhưng nay đã chìm vào dĩ vãng với đất đai khô cằn và những cơn bão cát khủng khiếp. Có đều đặc sản của không chỉ có bão cát mà còn cả bão tuyết. Tương tự như Trái Đất, hai cực của cũng bao phủ với băng và bão tuyết dữ dội.

Tuy nhiên, nếu tuyết của chúng ta là nước đóng băng thì Sao Hỏa lại là cacbon dioxide đóng băng, mà chúng ta vẫn gọi là băng khô. Lý do là bởi bề mặt khí quyển mỏng tang của hành tinh này quá yếu để giữ nhiệt Mặt trời. Nhiệt độ ở đường xích đạo có thể rất dễ chịu vào ban ngày, tầm 70 độ F (20 độ C) nhưng vào ban đêm lại xuống thấp tới – 58 độ F (- 50 độ C).

Tóm lại, muốn ngắm bão tuyết ở hành tinh này chắc bạn phải cần mang bikini cho buổi sáng và áo bông dày cộm cho buổi tối thì mới có thể trụ lâu mà du lịch được.
Cơn bão hơn trăm tuổi

Không có nơi nào mà cụm từ “sống chung với bão” lại phù hợp như ở Sao Mộc. Ngôi sao này bự ở mọi phương diện, kể từ phong cách bão. Người ta chẳng cần đến kính thiên văn quá lớn để được ngắm bão ở Sao Mộc. Không chỉ lắm bão mà bão nơi đây còn cực kỳ khổng lồ, vượt ra ngoài tầm tưởng tượng của con người. Cơn bão nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất – danh thắng chính của Sao Mộc – chính là Chấm đỏ vĩ đại (The Great Red Spot), đã tồn tại cuồng nhiệt, dữ dội trong suốt 400 năm có lẻ! Cụ bão đã già mà vẫn nhiệt tình không thua gì bọn đôi mươi.

Chấm đỏ hiện rõ mòn một trên sao Mộc.

Và tuy tên gọi khiêm tốn là Chấm đỏ, nhưng cụ bão này có thể chấp ba hành tinh cỡ như Trái Đất nhảy vào cũng chẳng xi nhê gì. Thật đáng nể!
Kết
Còn rất nhiều hiện tượng thời tiết kỳ lạ ở ngoài không gian xa xôi kia mà con người khó có thể hình dung hết được. Toàn các kiểu nghe thật hoành tráng nhưng tốt nhất là hãy “kính nhi viễn chi”, việc ngoài vũ trụ để vũ trụ lo liệu. Ta nên bằng lòng với kiểu mưa dầm thấm đất, gió hanh khó chịu nhưng yên ổn ở hành tinh nhà cũ kỹ của chúng ta mà thôi.
(Nguồn: Tổng hợp)

BÌNH LUẬN