Những nét khác biệt rất thú vị trong đồng phục của học sinh ở các nước khác nhau trên thế giới

0
3402

1. Anh


Trang phục truyền thống của học sinh Anh: chính thống, cổ điển, đơn giản. Đặc biệt ở chỗ, cả nam và nữ đều bắt buộc đeo cà vạt. Ra đời từ thời vua Henry VIII, trường đầu tiên ở Anh có là Christ’s Hospital ở Sussex. Vào thời kì đầu, những bộ không mang nhiều ý nghĩa bình đẳng mà thậm chí còn được dùng để phân biệt đẳng cấp xã hội của học sinh giữa các trường với nhau bằng những sọc kẻ trên áo. Tuy nhiên, sau khi cách mạng xã hội ở nước này diễn ra, hiện tượng trên bị bãi bỏ và Anh có sự thay đổi, duy chỉ có trường Eton và Christ’s Hospital vẫn không thay đổi.

Đồng phục học sinh được thực hiện rất nghiêm ngặt ở Anh Quốc. Đầu tiên, màu đồng phục là xanh lá, được xem là một trong những yếu tố dạy trẻ biết sắp xếp cuộc sống, luôn bình tĩnh. Hơn nữa, đó cũng là loại vải có giá thành rẻ nhất.

Hiện, các trường đều có thiết kế đồng phục riêng. Một số trường có quy định nghiêm khắc, không cho phép học sinh mặc quần soóc trong mùa hè. Tuy nhiên, ở một số trường, nam sinh lại mặc váy. Số khác có đồng phục unisex cho cả hai giới.

2. New Zealand


Nhiều trường của New Zealand theo phong cách đồng phục của Anh. Tuy nhiên, nhiều trường công lập thay áo khoác với cà vạt và quần dài bằng áo thun rộng vào quần sóc ghi cho nam.

3. Mỹ


Người ta nói, Mỹ là đất nước tự do quả không sai. Ở đây, teen Mỹ sở hữu những bộ đồng phục thoải mái và thuận tiện nhất. Không có một quy định bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến trường nên các teen tha hồ thả sức trên trang phục của mình. Phần lớn thời gian đến trường, học sinh mặc áo T-shirt và quần jeans. Đôi khi, họ còn tự thiết kế đồng phục để thể hiện phong cách cá nhân và tôn lên vẻ đẹp bản thân nữa.

4. Australia


Ở Australia, mỗi trường hay hệ thống trường học có thể thiết lập quy định về đồng phục riêng. Mặc đồng phục là bắt buộc ở hầu hết trường công lập, tư thục và Công giáo. trường thường đính ở trên cà vạt và túi áo ngực. Đồng phục nam sinh gồm áo sơ mi và quần. Một số trường chỉ cho phép mặc quần ngắn trong những lớp nhỏ và bắt buộc học sinh ở độ tuổi dậy thì (13-14) mặc quần dài. Đồng phục nữ sinh thường gồm váy họa tiết sọc hoặc caro và áo khoác mặc bên ngoài.

5. Philippines


Các trường công lập và tư thục Philippines đều yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Có một số ngày cụ thể học sinh có thể mặc thường phục. Đồng phục học sinh tiểu học thường có màu trắng, xanh lá đậm và nâu nhạt. Học sinh trung học phổ thông có đồng phục đa dạng màu hơn.

6. Thái Lan


Đồng phục là bắt buộc với học sinh, ngay cả sinh viên đại học ở Thái Lan. Thường học sinh Thái mặc áo trắng với quần ngắn cho nam sinh và váy ngắn cho nữ sinh. Kiểu tóc của học sinh cũng được nhà trường và Bộ quan tâm, nam không được để tóc dài. Một số trường thậm chí không cho phép nữ nuôi tóc dài.

7. Hàn Quốc


Ở Hàn Quốc, ở cấp bậc tiểu học không yêu cầu đồng phục (trừ một số trường tư), nhưng từ cấp trung học cơ sở đồng phục là bắt buộc với mỗi học sinh. Đồng phục của học sinh Hàn Quốc là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây vừa đẹp mắt, vừa phong cách và hợp thời trang với áo vest cách điệu, quần tây kết hợp với cà vạt ở nam; áo vest, chân váy và nơ ở nữ. Màu vải được mỗi trường lựa chọn riêng chứ không có màu sắc cố định.

8. Indonesia


Ở Indonesia, đồng phục đi học là bắt buộc với mọi học sinh. Học sinh tiểu học mặc áo sơ mi trắng ngắn tay. Nam sinh mặc quần sóc đỏ. Nữ sinh mặc chân váy dài đến dưới đầu gối. Ở cấp trung học cơ sở, đồng phục gồm 2 màu: màu trắng với áo sơ mi ngắn tay của cả hai giới và màu xanh hải quân với quần nam và váy dài cho nữ. Học sinh trung học phổ thông được phân biệt với các em cấp dưới bằng màu quần/váy màu xanh đen.

Sau lễ tốt nghiệp, học sinh thường dùng màu vẽ lên áo để “ăn mừng” cho sự tự do của mình.

9.


Học sinh Trung Quốc có vài bộ đồng phục để sử dụng cho những dịp khác nhau: kì nghỉ lễ, ngày học bình thường, mùa đông và mùa hè. Đồng phục mỗi ngày cho các nữ sinh và nam sinh trông khá giống trang phục thể thao.

10. Malaysia

Mặc đồng phục là bắt buộc với học sinh trường công lập ở Malaysia. Các em phải đi tất trắng và giày trắng với đồng phục. Nữ sinh Hồi giáo có xu hướng mặc baju kurung (trang phục truyền thống). Hầu hết các em bắt đầu đeo khăn trùm đầu trắng khi vào cấp hai. Còn nữ sinh không theo Hồi giáo mặc váy yếm.

11. Ấn Độ


Mặc đồng phục là bắt buộc ở cả trường công lập và tư thục Ấn Độ. Học sinh nam thường mặc áo sơ mi sáng màu, quần dài màu xanh, trắng hoặc đen. Đồng phục nữ thường gồm áo sơ mi và chân váy.

12. Tây Ban Nha


Sự kết hợp giữa váy và áo sơ mi ngắn tay đã trở thành đồng phục truyền thống của các học sinh Tây Ban Nha. Đồng phục là chiếc áo sơ mi trắng cùng quần short hoặc dài cho nam sinh và váy ngắn xếp li cho nữ sinh với chất liệu mềm tạo cảm giác thoải mái. Đặc biệt nó giúp học sinh tự tin hơn vì tất cả các em đều bình đẳng như nhau. Hơn thế nữa bộ đồng phục còn được kết hợp với áo chiếc áo len mỏng màu đỏ tạo nên hài hòa cho tổng thể.

13.


Đồng phục Nhật Bản được đưa vào sử dụng vào cuối thế kỉ 19, ngày nay tại quốc gia này đồng phục hầu như phổ biến trong hệ thống giáo dục công lập, tư thục, và cả một số trường đại học nữ sinh. Đồng phục nam sinh Nhật Bản mang phong cách quân sự với bộ vest màu tím than kết hợp với cà vạt. Trong khi đó trang phục nữ sinh thiết kế theo phong cách thủy thủ với áo trắng bẻ cổ thủy thủ có thắt nơ kết hợp với tay áo phồng cùng váy xếp li.

14. Việt Nam


Tà áo dài là nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt. Hầu hết các trường phổ thông trung học ở Việt Nam đều chọn đồng phục của nữ sinh là chiếc áo dài trắng tinh khôi, chỉ có khoác lên mình bộ trang phục này thì con gái Việt mới thể hiện được trọn vẹn nét duyên dáng của minh.

Dẫu theo quá trình hiện đại hóa, nhiều bộ đồng phục hiện đại và phù hợp hơn đã ra đời, nhưng hình ảnh nữ sinh mặc áo dài trắng đạp xe tới trường vẫn là một nét đẹp hiếm có và đáng tự hào của dân tộc ta.

Đồng phục học sinh nói lên một phần văn hóa của mỗi nước, thể hiện bản sắc học đường của mỗi quốc gia, rất đa dạng và phong phú phải không bạn.

BÌNH LUẬN