Thai nhi bắt đầu cuộc sống của mình ngay từ trong bụng mẹ, vì vậy ngay từ trước khi chào đời, bé đã có thể làm được những việc tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Em bé trong bụng thật đáng yêu đúng không nào? Hãy chăm sóc thai nhi thật cẩn thận để em bé được phát triển khỏe mạnh nhé.
1. Mỉm cười
Hình ảnh siêu âm thai cho thấy thai nhi có thể chủ động mỉm cười cười ngay từ tuần 26 của thai kỳ. Đây là khoảnh khắc vô cùng đáng yêu của bé mà chắc chắn bố mẹ nào cũng sẽ hạnh phúc khi nhìn thấy.
2. Khóc
Công nghệ siêu âm thai đã ghi nhận hình ảnh môi thai nhi run rẩy khi bé khóc trong bụng mẹ. Không chỉ có mỉm cười, thai nhi còn có thể khóc khi nghe thấy những âm thanh quá lớn làm bé giật mình.
3. Mở mắt
Đến 26 tuần tuổi, bé bắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng.
Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài bằng cách chủ động mở thật to mắt để nhìn.
4. Bé vỗ tay trong bụng mẹ
Trước khi đến với thế giới này, đứa trẻ có khả năng làm những điều tuyệt diệu mà chắc chắn ông bố, bà mẹ nào cũng phải kinh ngạc. Kết quả siêu âm phát hiện thai nhi có những động tác vỗ tay. Điều này khiến người xem vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Không chỉ có vậy, trong bụng mẹ, trẻ làm rất nhiều hành động mà mẹ không thể biết được.
5. Nấc
Không phải tất cả em bé trong bụng mẹ đều nấc, nhưng đây không phải là một dấu hiệu xấu mà chỉ là hiện tượng khá bình thường với những thai nhi từ 24 tuần tuổi trở lên.
Tiếng nấc của con khá nhỏ, thậm chí nhiều mẹ cảm thấy chúng chỉ như nhịp tim thai. Bé có thể nấc 1-2 lần mỗi ngày, hoặc nhiều hơn tùy theo cơ địa của mẹ và bé.
6. Cảm nhận mùi vị
Vào cuối giai đoạn đầu mang thai, em bé đã có thể cảm nhận được tất cả những đồ ăn, thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể. Khi mẹ ăn đồ ăn cay hoặc những thực phẩm có mùi như tỏi, hành tây… thì những mùi vị này sẽ đi qua nhau thai và đến với em bé. Nếu mẹ muốn đánh thức bé khi đang ngủ, hãy chủ động uống một ly nước cam hoặc một ly nước lạnh.
7. Mút tay
Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.
8. Đi tiểu
Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3-4 tháng tuổi. Đến khoảng 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml nước tiểu, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml nước tiểu. Các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.
9. Nhào lộn
Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.
Cũng theo các bác sĩ khoa sản, từ tuần 29 trở đi mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.
10. Thở
Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi đã chủ động tập thở, tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ mẹ mới cảm nhận hiện tượng này rõ rệt hơn.
11. Thích nhất là được ngủ
Các nhà khoa học phát hiện rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt). Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp.
Thai nhi bắt đầu cuộc sống của mình ngay từ trong bụng mẹ, vì vậy ngay từ trước khi chào đời, bé đã có thể làm được những việc tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Em bé trong bụng thật đáng yêu đúng không nào? Hãy chăm sóc thai nhi thật cẩn thận để em bé được phát triển khỏe mạnh nhé.