Những cổ vật bí ẩn thách thức mọi nhà khoa học trên thế giới

0
4078

Thế giới cổ xưa ẩn chứa vô số điều kỳ bí mà cho đến nay, các nhà vẫn chưa thể giải thích nổi.

Khối cầu Klerksdorp

Những khối cầu kỳ lạ này được tìm thấy ở Nam Phi. Michael Cremo, nhà văn hóa thời tiền sử từng cho rằng khối cầu này có niên đại lên tới 2,8 tỷ năm tuổi. Nó có bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong. Marx cảm thấy chúng khá kỳ lạ và khó hiểu.

“Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất). Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước”, nhà nghiên cứu Cremo cho biết.

Theo Cremo, khối cầu này là bằng chứng cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.

Chiếc búa London

Năm 1936, một chiếc búa sắt được tìm thấy bên trong một lớp đá vôi có niên đại 400 triệu năm tuổi ở London, Anh. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào một hiện vật chỉ có thể xuất hiện từ thời kỳ đồ sắt lại mắc kẹt trong một tảng đá nhiều triệu năm như vậy.

trên tấm vải liệm thành Turin

Tấm vải liệm thành Turin là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất, được hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh . Nó cũng là một trong những lâu đời nhất chưa có lời giải.

Theo National Geographic, hơn 117 năm kể từ ngày ảnh âm bản của tấm vải lanh có dáng người đàn ông râu quai nón, người đầy vết tra tấn được cho là Chúa Jesus, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và gây ra các cuộc tranh cãi bất tận.

“Những hình ảnh trên tấm vải thực sự là của một người đàn ông, bị đóng đinh và tra tấn. Các dấu vết trên tấm vải là vết máu, có chứa các thành phần của máu như hemoglobin (thành phần của hồng cầu) và abumin (thành phần của huyết tương),” báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố năm 1981 cho biết. Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận chưa thể giải thích hết các bí ẩn của tấm vải.

Bản thảo Voynich

“Bản thảo Voynich” là một trong những cuốn sách bí ẩn nhất thế giới ra đời vào khoảng thời gian 1404-1438. Tên cuốn sách được đặt theo tên của ông Wilfrid Voynich, một nhà buôn sách cổ người Ba Lan đã mua nó tại Italy vào năm 1912.

Voynich gồm 240 trang bằng da thuộc, được viết bằng loại ngôn ngữ rất khó hiểu, chứa rất nhiều hình vẽ vật thể như cây cối, thiết bị thí nghiệm cổ xưa, ký hiệu chiêm tinh liên quan đến nhiều lĩnh vực giống như y khoa, sinh học, hóa học, vũ trụ…

Hơn một thế kỷ qua, bản thảo Voynich 600 năm tuổi vẫn còn là một ẩn số lớn khiến nhiều nhà nghiên cứu “bó tay”. Cuốn sách cổ này hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Beinecke, Đại học Yale, Mỹ.

Bản đồ Piri Reis

Piri Reis là một bản đồ thế giới biên soạn vào năm 1513 từ tình báo quân sự của hải quân Ottoman và nhà bản đồ học Piri Reis. Điểm bí ẩn là tấm bản đồ đã thể hiện một số khu vực vốn chưa được con người khám phá tại thời điểm tấm bản đồ ra đời như vùng biển Bắc Nam Cực. Bằng cách nào mà khi đó con người có thể vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam Cực? Một giả thuyết đặt ra cho rằng đây là kết quả từ việc thám hiểm toàn cầu của một nền văn minh cổ đại chưa từng được biết đến.

Bản đồ này được tình cờ phát hiện vào năm 1929 bởi nhà thần học người Đức, Gustav Adolf Deissmann (1866-1937). Ông được Bộ Thổ Nhĩ Kỳ ủy nhiệm để tạo danh mục các hiện vật ngoài Hồi giáo trong thư viện cung điện Topkapi. Trong quá trình đó, Deissmann đã phát hiện ra một tấm bản đồ cổ. Nhận thấy đây có thể là một phát hiện độc đáo, Deissmann đem đến cho nhà Đông phương học Paul Kahle, người đã xác định đây chính là bản đồ Piri Reis.

Đá Dashka

Đá Dashka, còn được gọi là “Bản đồ của Đấng ”, là một hiện vật gây tranh cãi. Một số người cho rằng đó là bản đồ mà kiến ​​trúc sư của thế giới cổ xưa sử dụng. Một số chuyên gia tin rằng bản đồ đá này có niên đại 120 triệu năm tuổi.

Bản đồ này được vẽ ra dưới góc độ quan sát từ trên không. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào người cổ đại có được như vậy?

Phiến đá này nặng tới nỗi phải mất một tuần mới lấy được nó khỏi mặt đất, có trọng lượng gần 1 tấn, cao 1,5m, rộng 1,1m, dày 15cm.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phiến đá cho thấy vị trí chính xác tọa độ Cộng hòa Bashkortostan, một nước thuộc Nga.

BÌNH LUẬN